p1 câu 5:nguồn gốc của ý thức

30K 7 7
                                    

Ý thức, nguồn gốc, Kết cấu của ý thức

a. Nguồn gốc của ý thức

- Trên cơ sở tổng kết thành tựu của nhiều khoa học, đặc biệt là khoa học sinh lý hệ thần kinh. Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác bác bỏ những quan niệm sai lầm trên và đưa ra nhận định mới về nguồn gốc của ý thức: ý thức là một thuộc tính của vật chất, nhưng không phải là của mọi dạng vật chất, mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người có chức năng phản ánh, nhưng không phải là phản ánh giản đơn, mà là phản ánh năng động sáng tạo.

- Trước hết, phản ánh là thuộc tính vốn có của mọi đối tượng vật chất. Ví dụ:

+ Phản ánh của giới vô cơ như mặt nước, mặt gương phản chiếu ánh sáng. Sự phản ánh này mang tính đơn giản, không phân biệt, không lựa chọn.

+ Phản ánh của thực vật như hoa hướng dương biết hướng về phía mặt trời để hấp thụ được nhiều năng lượng, rễ cây phát triển mạnh về hướng có nhiều phân. Sự phản ánh này đã có sự lựa chọn.

+ Phản ánh của động vật lại phát triển cao hơn một bậc dưới dạng cảm giác, tri giác và biểu tượng là nhờ có hệ thống thần kinh và bộ óc .

Nếu vậy, các loài động vật chúng có ý thức không? Trả lời rằng không, chỉ con người mới có ý thức. Phản ánh dưới dạng cảm giác, tri giác và biểu tượng đó mới chỉ là hiện tượng sinh lý và tâm lý chung của động vật, chứ chưa phải là ý thức. Ý thức chỉ được hình thành gắn liền với lao động và sau lao động là ngôn ngữ thì ý thức mới có thể xuất hiện. Như vậy, sự ra đời của ý thức có hai nguồn gốc:

- Nguồn gốc tự nhiên là bộ óc người, có chức năng phản ảnh:

Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức, nó cũng có một quá trình tiến hóa lâu dài hàng tỷ năm cùng với sự hình thành của trái đất, từ mầm sống đầu tiên và phát triển đến đỉnh cao nhất của sự tiến hoá là xuất hiện loài người. Bộ óc người (nặng trung bình 1,7 kg có khoảng 15 tỉ tế bào), có chức năng thu nhận và điều khiển cơ thể với thế giới bên ngoài, nhờ đó mà chúng ta mới biết được mùi vị, âm thanh, màu sắc, nóng lạnh. Được Páp - lốp nhà sinh vật học người Nga gọi là phản xạ có điều kiện và không có điều kiện. Do đó, khi bộ óc bị tổn thương thì phản xạ sẽ không còn chính xác nữa. Nếu vậy thì con vật có ý thức không? Trả lời rằng không, chỉ có con người mới có ý thức. Như vậy, rõ ràng là ở con người có một cái gì đó đặc biệt. Cái đặc biệt chính là thông qua lao động, vượn biến thành người và sau lao động là ngôn ngữ thì ý thức mới xuất hiện.

b. Nguồn gốc xã hội:

Để cho ý thức ra đời, nguồn gốc tự nhiên rất quan trọng, không thể thiếu được, nhưng chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là lao động .

- Lao động là điều kiện chủ yếu để con người tồn tại, phát triển. Đó là sự khác nhau căn bản giữa con người với động vật. Nếu như ở động vật kinh nghiệm sống được truyền qua bản năng di truyền, như đã được cài đặt sẵn trong bộ gien, chúng chỉ biết sử dụng các sản phẩm có sẵn trong tự nhiên, nhưng những thứ đó không còn nữa thì con vật sẽ bị chết đói, nhưng con người thì hoàn toàn khác, con người không những biết sử dụng các thứ có sẵn trong tự nhiên mà còn tìm tòi, khám phá, chinh phục, cải tạo tự nhiên theo ý đồ của mình, nhờ đó mà con người dần dần nhận biết được những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của tự nhiên, của xã hội dưới dạng những kinh nghiệm, những tri thức, nhờ vậy mà kho tàng tri thức của loài người ngày càng được bổ sung thêm phong phú. Vì vậy, ý thức không thể là từ bên ngoài đưa vào trong bộ óc, mà nó được hình thành từ khám phá và cải tạo thế giới khách quan, từ lao động sản xuất gắn liền với sự ra đời của ngôn ngữ.

- Lao động không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà ngay từ buổi đầu sơ khai con người đã biết quy tụ lại với nhau mang tính tập thể, tính xã hội. Vì vậy, trong quá trình lao động tập thể đã nảy sinh nhu cầu cần phải trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lao động tập thể mà từ đó cái cuống họng của loài vượn biến đổi dần dần thích ứng với một lối phát âm ngày càng phát triển. Nhờ có lao động mà ngôn ngữ mới được hình thành. Nó đã trở thành hệ thống tín hiệu mang nội dung của ý thức. Nếu không có hệ thống tín hiệu này thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Ngôn ngữ là phương tiện, là công cụ để khái quát hoá, trừu tượng hóa, ngôn ngữ dùng để giao tiếp, truyền kinh nghiệm từ người này sang người khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, ý thức không phải là hiện tượng thuần túy cá nhân mà là một hiện tượng mang tính lịch sử, tính xã hội. Nếu không có ngôn ngữ thì xã hội không thể phát triển. Vì những lẽ trên, Ăng - ghen viết: " Trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần biến chuyển thành bộ óc con người ".

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Sep 04, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

p1 câu 5:nguồn gốc của ý thứcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ