Câu 6: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Bắt đầu từ đầu
                                    

 Hồ Chí Minh có quan niệm tổng quát khi coi chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội như là một chế độ xã hội bao gồm các mặt rất phong phú, hoàn chỉnh, trong đó con người được phát triển toàn diện, tự do. Trong một xã hội như thế, mọi thiết chế, cơ cấu xã hội điều nhằm tới mục tiêu giải phóng con người.

 Hồ Chí Minh diễn đạt quan điểm của mình về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên một số mặt nào đó của nó, như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Với cách diễn đạt như thế của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hôi, chúng ta không nên tuyệt đối từng mặt, hoặc tách riêng rẽ từng mặt của nó mà cần đặt trong một tổng thể chung. Chẳng hạn, khi nói chuyện tại lớp hướng dẫn giáo viên cấp II, cấp III và Hội nghị sư phạm, tháng 7–1956, Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng,… làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con”. Khi nhấn mạnh mặt kinh tế, Hồ Chí Minh nêu chế độ sở hữu công cộng của chủ nghĩa xã hội và phân phối theo nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lênin là làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có phúc lợi xã hội. Về mặt chính trị, Hồ Chi Minh nêu chế độ dân chủ, mọi người được phát triển toàn diện với tinh thần làm chủ.

 Hồ Chí Minh quan niệm về chủ nghĩa xã hội ở nước ta bằng cách nhấn mạnh mục tiêu vì lợi ích Tổ quốc, của nhân dân, là “làm sao cho dân giàu nước mạnh”, là “làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”, “là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân”, là làm cho mọi người được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, tự do, là “nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” như “ham muốn tột bậc” mà Người đã trả lời các nhà báo, tháng 1–1946.

 Hồ Chí Minh nêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong ý thức, động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Xây dựng một xã hội như thế là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, động lực của toàn dân tộc. Cho nên, với động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sức mạnh tổng hợp được sử dụng và phát huy, đó là sức mạnh toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.

 Đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, cũng trên cở sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, nghĩa là trên những mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Còn về cụ thể, chúng ta thấy Hồ Chí Minh nhấn mạnh chủ yếu trên những điểm sau đây:

 + Đó là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.

 Chủ nghĩa xã hội có chế độ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân , do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân  mà nồng cốt là liên minh công - nông - trí thức, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

 Mọi quyền lực trong xã hội đều tập trung trong tay nhân dân. Nhân dân đoàn kết thành một khối thống nhất để làm chủ nước nhà. Nhân dân là người quyết định vận mệnh cũng như sự phát triển của đất nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh coi nhân dân có vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội chính là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 15, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 6: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ