Đầu tư quốc tế

Bắt đầu từ đầu
                                    

1.3.Các hình thức đầu tư quốc tế 

 Hình thức đầu tư trực tiếp (FDI):  là hoạt động đầu tư dài hạn trong đó chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Đây dòng vốn có tính ổn định cao, thời gian đầu tư thường dài, do chủ đầu tư trực tiếp quản lý.

 Hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài: là loại hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Nó phụ thuộc vào trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh của bên nhận đầu tư, hiệu quả đầu tư thường không cao.

 Hình thức tín dụng thương mại quốc tế: là hình thức đầu tư quốc tế thông qua hình thức đi vay và cho vay với lãi suất thị trường giữa hai chủ thể khác quốc gia.

 Hình thức hỗ trợ phát triển chính thức ODA: là hoạt động hợp tác phát triển giữa nhà nước hoặc chính phủ một nước với các chính phủ nước ngoài, các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia.

2.Những xu hướng chủ yếu trong đầu tư quốc tế

2.1.Xu hướng tự do hóa đầu tư ngày càng phát triển

 Khái niệm: 

Tự do hóa đầu tư là những biện pháp nhằm cắt giảm hay loại bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để tạo nên một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh và bình đẳng hơn, tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho việc di chuyển các nguồn vốn đầu tư giữa các quốc gia.

 Xu hướng tự do hóa đầu tư diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới

Trong quý I/2010, có tới 62 nền kinh tế trên thế giới đã triển khai các biện pháp mới tác động đến khuôn khổ chính sách đầu tư của nước ngoài và 73 nền kinh tế thực hiện những biện pháp đầu tư quốc tế, tiếp tục xu hướng ký kết nhanh các hiệp định mới về đầu tư. Trong 5 tháng đầu năm 2010, khoảng 37 hiệp định như trên đã được ký kết.

Báo cáo giám sát đầu tư của UNCTAD cho biết khoảng 28 nền kinh tế đã thông qua những biện pháp chuyên về đầu tư nhằm tự do hóa, thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu vực kinh tế từ lâu vẫn đóng kín. Cụ thể là Australia và Canada đã tự do hóa dịch vụ vận tải hàng không; Ấn Độ tự do hóa dịch vụ truyền hình trên mạng điện thoại di động; Malaysia, Syria, Cameroon tự do hóa dịch vụ ngân hàng hoặc sở hữu nhà ở; 9 nền kinh tế, trong đó có Nga, Mexico, Libya, Peru, đã triển khai các chính sách đầu tư nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài như thiết lập các khu kinh tế tự do, khuyến khích những dự án năng lượng tái sinh. 

Bên cạnh đó, các nước còn áp dụng 10 biện pháp thúc đẩy đầu tư nước ngoài nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, ví dụ như Nam Phi đã loại bỏ mọi hạn chế đối với việc chuyển dịch vốn nội địa và ra nước ngoài. Một số nước như Thái Lan, Nam Phi, Madagascar…đã thực hiện các biện pháp ưu đãi ngoại hối, nới lỏng các điều kiện đầu tư để khuyến khích đầu tư ra nước ngoài.

Tuy nhiên, UNCTAD cũng nhấn mạnh những thách thức tiềm tàng đối với đầu tư nước ngoài bao gồm sở hữu nhà nước, việc tăng cường kiểm soát các công ty trong thời kỳ khủng hoảng tiếp tục tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài; sự thất bại của chính sách thương mại cũng đã tác động đến hệ thống sản xuất trên quy mô toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia và dây chuyền giá trị toàn cầu của các công ty này.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 30, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Đầu tư quốc tếNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ