Những cái "được" và "mất" của Việt Nam khi gia nhập WTO

Start from the beginning
                                    

- Nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhìn một cách tổng thể, sau 5 năm gia nhập WTO, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam được cải thiện: số lượng doanh nghiệp Việt Nam tăng lên, chất lượng doanh nghiệp được nâng lên một bước. sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp nước ta đã từng bước xác lập được chỗ đứng trên thị trường khu vực và thế giới. nhiều loại hình dịch vụ mới được mở ra, thu hút nhiều loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư phát triển một số ngành công nghệ mới, công nghệ cao. cùng với sự lớn mạnh của doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng trưởng khá tốt.

- Đời sống dân cư được cải thiện

Tăng trưởng kinh tế đã giúp cải thiện đời sống của người dân cả về vật chất và tinh thần; tình hình an sinh xã hội cả nước 5 năm 2007 - 2011 ổn định và có nhiều mặt phát triển. Thu nhập bình quân đầu người của dân cư năm 2010 tăng 39,4% so với năm 2008. Mỗi năm bình quân tạo thêm 1,5 triệu việc làm mới, góp phần xoá đói, giảm nghèo. Đời sống của người dân được cải thiện rõ nét, nhất là ở khu vực nông thôn (tăng 40,4%). Với mức thu nhập như trên, Việt Nam lần đầu tiên ra khỏi danh sách các nước nghèo của thế giới.

Tóm lại, những thành tựu trên đây đạt được do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên là vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội. Nhiều chủ trương, chính sách và luật pháp đã được ban hành để thực hiện các cam kết WTO. Sau 5 năm ký Nghị định thư chính thức gia nhập WTO, Việt Nam đã thực hiện những nghĩa vụ của mình theo đúng các cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, giảm thuế nhập khẩu, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công khai, minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, hoàn thiện môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. 

* NHỮNG CÁI MẤT:

- Mất cân bằng cán cân thương mại

tình trạng nhập siêu ngày càng diễn biến phức tạp, điều này đã dẫn đến nhiều khó khăn cho Chính phủ trong việc vận hành con tàu kinh tế Việt Nam phát triển bền vững. Việt Nam luôn nằm trong tình trạng nhập siêu lớn. nhập siêu của Việt Nam quá tập trung vào một số ít quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á, Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc. Mặc dù mức nhập siêu 2 năm trở lại đây đã giảm xuống, nhưng thực tế cho thấy khó có thể giảm một cách bền vững, mà ngược lại, tình trạnh nhập siêu liên tục như vậy làm ảnh hưởng đến cán cân thanh toán, dẫn đến nợ nước ngoài ra tăng và làm suy yếu sức mạnh của nền kinh tế nước ta.

- Cơ cấu FDI không hợp lý

Những lĩnh vực không mong muốn (sản xuất với công nghệ thấp, bất động sản, khai thác tài nguyên...) tiếp nhận lượng FDI lớn trong khi những lĩnh vực cần đầu tư (hạ tầng, nông nghiệp, công nghệ cao) lại không hấp dẫn dòng FDI này. Một cơ cấu đầu tư như vậy khó có thể bảo đảm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng bền vững.

- Những lời cáo buộc bán phá giá

Gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải chấp nhận việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong vòng 12 năm. Trên thực tế, quy chế phi thị trường (NME) đã gây ra nhiều bất lợi cho Việt Nam những năm gần đây: Việt Nam bị cáo buộc bán phá giá nhiều hơn. Việt Nam phải chịu nhiều thiệt hại về xuất khẩu khi các mặt hàng cá da trơn, xe đạp, da giầy, v.v… bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các nước tiến hành điều tra chống bán phá giá hàng hóa Việt Nam phần lớn là các quốc gia chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

- Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thấp và chưa ổn định

Sau 5 năm gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam đã cải thiện được năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta sau 5 năm gia nhập WTO vẫn còn thấp, độ ổn định chưa cao. đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, thị phần hạn hẹp, tiềm lực khoa học – công nghệ yếu, chưa có thương hiệu nổi tiếng. chất lượng nhân lực của doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ người lao động qua đào tạo thấp. Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp thiếu kiến thức, kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp hoát động toàn cầu. đa số các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu làm gia công, nên phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào. rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược cạnh tranh hiệu quả, chưa khẳng định được uy tín, chất lượng và thị phần trên thị trường khu vực và thế giới. Chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam còn hiều yếu kém.

- Những vấn đề về môi trường và an sinh xã hội:

+ Về môi trường

quá trình phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế, đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đã gây ra sức ép không nhỏ đối với môi trường và tài nguyên, làm cho môi trường bị ô nhiễm hơn và tài nguyên bị suy thoái hơn. Quá trình đô thị hoá nhanh kéo theo vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị, làm cho quá trình phát triển theo hướng bền vững của đất nước đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng môi trường và ngăn chặn, giảm suy thoái tài nguyên, đặc biệt là môi trường sống tại đô thị. Ô nhiễm môi trường đã tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế và ảnh hưởng tới các hệ sinh thái.

+ Về an sinh xã hội:

Năm 2007, ngay sau khi gia nhập WTO, số lượng người thất nghiệp là 1,031 nghìn, giảm 155 nghìn người so với năm 2006.  Tuy nhiên, trong các năm tiếp theo, số lượng người thất nghiệp đã gia tăng nhanh chóng. Số người bị mất việc chủ yếu thuộc các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu như may, mặc, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ. Thanh niên chiếm tỷ lệ cao trong số những người thất nghiệp, đặc biệt đối với nhóm thanh niên nông thôn không có trình độ đào tạo.Bất bình đẳng gia tăng thể hiện ở khả năng tiếp cận không đồng đều các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế… đặc biệt đối với các nhóm nghèo, yếu thế và dễ bị tổn thương. Mức chênh lệch giàu nghèo ngày càng nới rộng.Luồng di cư từ nông thôn ra thành thị dẫn đến tình trạng quá tải về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản ở những đô thị lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp toàn diện.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 30, 2012 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Những cái "được" và "mất" của Việt Nam khi gia nhập WTOWhere stories live. Discover now