Những cái "được" và "mất" của Việt Nam khi gia nhập WTO

10.1K 10 7
                                    

NHỮNG MẶT “ĐƯỢC” VÀ “MẤT” CỦA VIỆT NAM  KHI  GIA NHẬP WTO

* NHỮNG MẶT ĐƯỢC:

- Mở rộng thị trường xuất khẩu: Là thành viên của WTO, vị thế của Việt Nam được nâng lên, có điều kiện để mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, trước hết là đối với các nước thành viên của tổ chức này. Việt Nam k còn bị phân biệt đối xử, đc hưởng thuế xuất nhập khẩu như các nước thành viên khác, các rào cản thuế quan cũng giảm bớt nên kim ngạch xuất khẩu VN tăng liên tục, kể cả trong nh năm khủng hoảng. Trừ năm 2009, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều > 20%, năm 2011 đạt >30%, nhìn cả 5 năm thì đã tăng 17,3% so với dự kiến là 16%. Xuất khẩu không chỉ tăng về lượng mà cơ cấu mặt hàng cũng có những khởi sắc theo hướng tiến bộ, tuy mới chỉ là bước đầu. Thị trường tiêu thụ hàng nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng và vươn tới những thị trường được coi là khó tính như Nhật Bản, EU và Mỹ.

- Thuhút mạnh mẽ nguồn vốn FDI: do thể chế thong thoáng hơn nên đầu tư trực tiếp nước ngoài gia tăng đáng kể: trong 5 năm, đầu tư mới và tăng vốn của các dự án cũ tại Việt Nam đạt khoảng 150 tỷ USD, gấp 2,7 lần, tổng số thực hiện đạt 45 tỷ, vượt 77% so với mục tiêu đề ra. Nét mới của FDI đăng ký và thực hiện thời kỳ 2007 - 2011 là có nhiều dự án lớn.Cơ cấu vốn đầu tư cũng thay đổi, chuyển từ công nghiệp sang dịch vụ khách sạn, nhà hàng, căn hộ cho thuê, bất động sản, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, phù hợp với các cam kết của WTO. Trong số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam bốn tháng đầu năm 2012, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất với 2360,7 triệu USD, chiếm 76,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) 349,9 triệu USD, chiếm 11,3%; Hàn Quốc 200,1 triệu USD, chiếm 6,5%; Hà Lan 46,1 triệu USD, chiếm 1,5%; Xin-ga-po 38,3 triệu USD, chiếm 1,2%...

- Kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ: kinh tế VN đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi để cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ. So với các nước thành viên ASEAN, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta trong 5 năm qua đạt mức cao hơn với xu hướng khá ổn định, chất lượng tăng trưởng kinh tế được cải thiện từng bước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2007 tăng 8,45%, năm 2008 tăng 6,18%, năm 2009 tăng 5,32%, năm 2010 tăng 6,78% và năm 2011 ước tăng 5,89%. Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế là thu - chi ngân sách nhà nước, nhất là cơ cấu thu - chi, tỷ lệ bội chi so với GDP. Trong những năm qua, cân đối thu - chi ngân sách nhà nước được cải thiện. Tổng thu ngân sách nhà nước các năm 2007 - 2011 luôn đạt, thậm chí vượt dự toán hằng năm và theo xu hướng tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tiến bộ

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng dần tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Trong 2 năm 2008 và 2009, cơ cấu GDP theo ngành chịu tác động của suy thoái kinh tế thế giới nên có sự chuyển dịch chậm hơn; tuy nhiên, về cơ bản, vẫn diễn ra theo chiều hướng tích cực. Kết quả đó một phần không nhỏ do tác động của WTO thể hiện qua các cam kết về mở rộng thị trường, giảm thuế hàng nghìn sản phẩm hàng hóa xuất khập khẩu, tạo thế bình đẳng cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam trên thị trường thế giới. 

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: May 30, 2012 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Những cái "được" và "mất" của Việt Nam khi gia nhập WTOWhere stories live. Discover now