Câu 9:hoạt động? Phân tích cấu trúc của hoạt động?

24.8K 8 5
                                    

Câu 9: Kn, đặc điểm của hoạt động? Phân tích cấu trúc của hoạt động?

1)Kn:

(- Con ng sống là con ng hoạt động, k có hoạt động thì con ng k thể tồn tại. Trong qá trình hoạt động con ng tạo ra sphẩm VC và tinh tần để thỏa mãn nhu cầu của bản thân và của XH. Do vậy, hoạt động là fương thức tồn tại của con ng trong tự nhiên và trong XH.

- Hoạt động là qá trình con ng thực hiên các mqh jữa mình với TG bên ngoài (tự nhiên, XH) jữa bản thân và với ng khác. Trong qá trình đó, con ng bộc lộ tâm lý như năng lực, ý chí, mong muốn, tính cách ra bên ngoài.

[VD: trong qá trình lđ, đó chính là quá trình chuyển năg lực lđ và các phẩm chất tâm lý thành sp lđ. Trong quá trình giao tiếp, là qtrình chuyển năng lực giao tiếp và các phẩm chất, tâm lý thành mqh. ]

Song song với qá trình đó là quá trình chuyển đối tượng hoạt động (sp lđ, mqh v người khác) của mình vào TG nội tâm, tạo nên tâm lý, nhân cách của bản thân.

=> trong mqh jữa mình với TG bên ngoài, con người vừa thay đổi TG bên ngoài vừa thay đổi bản thân, nghĩa là vừa tạo nên sp lđ vừa tạo ra nhân cách.)

=>> Khái niệm: Hoạt động là mqh giữa chủ thể và khách thể, là fương thức tồn tại của con ng trong XH và MT xung quanh.

2) Đặc điểm của hoạt động:

a) Tính đối tượng:

Hoạt động bao h cũng là hoạt động có đối tượng, k bao h có hoạt động ko có đối tượng, hoạt động luôn nhằm tác động vào 1 cái j đó để thay đổi nó hoặc tiếp nhận nó chuyển vào đầu óc mình.

(VD:

- Hoạt động lđ là 1 quá trình lđ của con ng thông qua côg cụ lđ tác động vào đối tượng lđ để biến đối tượng lđ thành sp.

-Hoạt động học tập, nhằm vào những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để tiếp nhận nó chuyển vào đầu óc mình biến thành sự hiểu biết tri thức của bản thân mình.)

b) Tính có chủ thể:

Hoạt động bao h cũng do chủ thể tiến hành

(VD:

- người lđ là chủ thể của hoạt động lđộng.

- gviên và học sinh là chủ thể của hoạt động dạy, học tập.)

Chủ thể có khi là 1 người, có khi là 1 số người, tính chủ thể trước hết bao hàm tính tích cực, đây là đặc điểm chung của sự sống và đến con người thì tính tích cực fát triển cao thành tính chủ động, say mê và đam mê. Ở trình độ này con người thực sự làm chủ bản thân.

c) Tính mục đích:

Hoạt động bao h cũng có mục đích nhất định là tạo ra sản fẩm, sp có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến người thỏa mãn nhu cầu của con người và XH. Tính mục đích(tính lợi ích) là qui luật điều khiển mọi hoạt động của con người.

(VD: học tập để thu nhận, tiếp thu những kiến thức.)

d) Tính gián tiếp:

Hoạt động bao h cũng vận hành theo nguyên tắc gián tiếp

(VD:

-Trong hoạt động lao động, con người thông qua công cụ lao động tác động đến đối tượng lao động (công cụ lđ bao gồm máy móc thiết bị, kĩ thuật công nghệ)

- Trong hđộng học tập, con người thông qua sách vở, thực tiễn cuộc sống chuyển thành sự hiểu biết, kiến thức của bản thân.

- trong giao tiếp, tiếng nói, chữ viết, con số, những hình ảnh tâm lý là các công cụ tâm lý dùng để điều khiển thế giới tâm lý ở mỗi người.)

3) Cấu trúc của hoạt động:

[ Họat động của con người nhằm tạo ra sản fẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu trực tiếp or gián tiếp. Ta nói rằng hoạt động được thúc đẩy bởi 1 động cơ nhất định. Động cơ là cái quan trọng nhất trong tâm lý con người, có động cơ xa và động cơ gần. Động cơ xa là mục đích chung của hoạt động. Động cơ gần là động cơ bộ fận,là mục đích của từng hành động. Hành động là1 bộ fận của hoạt động, mỗi hoạt động có thể gồm 1 hoặc nhiều hành động, hành động nhằm giải quyết 1 nhiệm vụ cụ thể trong điều kiện cụ thể. Tùy mục đích và điều kiện cụ thể nơi diễn ra hành động mà xác định fương thứ giải quyết cụ thể nhiệm vụ. Đó chính là các thao tác tạo thành hành động, các thao tác đc quyết định bởi điều kiện và công cụ bên ngoài.]

=> Cuộc sống của con người là 1 dòng các hoạt động bao gồm nhiều hoạt động riêng lẻ tùy theo động cơ tương ứng. Hoạt động được hợp thành bởi nhiều hành động theo 1 mục đích nhất dịnh. Hành động do các thao tác hợp thành tùy thuốc vào các điều kiện cụ thể để đạt mục đích. Đó chính là cấu trúc đại thể (cấu trúc vĩ mô) của hoạt động con người và cấu trúc này đc mô tả theo sơ đồ sau:

Hoạt động Động cơ

Hành động Mục đích

Thao tác điều kiện

Nxét Sơ đồ trên biểu thị mối quan hệ qua lại giữa động cơ và mục đích, giữa động cơ chung và động cơ riêng, giữa mục đích chung và mục đích bộ fận, mqhệ này đc nảy sinh từ hoạt động. Chính quá trình hoạt động của con người tạo nên mqh qa lại giữa động cơ và mục đích. Sự nảy sinh và fát triển của mqh qa lại này chính là sự xuất hiện và fát triển của tâm lým ý thức, nhân cách.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 18, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 9:hoạt động? Phân tích cấu trúc của hoạt động?Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ