GIẢI QUYẾT ĐÚNG ĐẮN VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

Bắt đầu từ đầu
                                    

Sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, là quá trình hình thành và phát triển của dân tộc xã hội chủ nghĩa. Dân tộc trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội có sự vận động mới theo hướng ngày càng văn minh, tiến bộ. Trong đó hai xu hướng của sự phát triển dân tộc sẽ phát huy tác dụng cùng chiều, bổ sung, hỗ trợ cho nhau và diễn ra trong từng dân tộc, trong cả cộng đồng quốc gia và đến tất cả các quan hệ dân tộc. Sự xích lại gần nhau trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa các dân tộc sẽ tạo điều kiện cho từng dân tộc đi nhanh tới sự tự chủ, phồn vinh. Đồng thời sự tự chủ, phồn vinh của từng dân tộc lại là điều kiện để các dân tộc xích lại gần nhau hơn, hoà hợp với nhau ở mức độ cao hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

c. Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về giải quyết vấn đề dân tộc được thể hiện tập trung ở Cương lĩnh dân tộc của V.I.Lênin, được trình bày trong tác phẩm Về quyền dân tộc tự quyết, với nội dung được tóm tắt là "Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hợp công nhân tất cả các dân tộc lại" . Cương lĩnh này được V.I.Lênin xây dựng trên cơ sở tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăng ghen về vấn đề dân tộc; dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Nga; phân tích sâu sắc hai xu hướng khách quan của phong trào dân tộc.

1) Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng. Đây là một nguyên tắc cực kỳ quan trọng trong cương lĩnh. Nguyên tắc này xuất phát từ mục tiêu của cách mạng vô sản. Giai cấp vô sản phản đối mọi tình trạng bất bình đẳng giữa các dân tộc, phản đối mọi đặc quyền đặc lợi và áp bức dân tộc. Giai cấp vô sản chỉ thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình cùng với việc thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc. V.I.Lênin chỉ rõ "Người nào không thừa nhận và không bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc và bình đẳng giữa các ngôn ngữ, không đấu tranh chống mọi áp bức hay bất bình đẳng dân tộc, người đó không phải là người mácxít, thậm chí không phải là người dân chủ nữa" . Từ đó, ông nêu ý nghĩa thực sự việc đòi quyền bình đẳng chung quy chỉ là đòi thủ tiêu giai cấp.

Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là các dân tộc lớn hay nhỏ (kể cả bộ tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ phát triển cao hay thấp, đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trong các sinh hoạt kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội; không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và có quyền đi áp bức bóc lột dân tộc khác, thể hiện trong luật pháp mỗi nước và luật pháp quốc tế.

V.I.Lênin cũng đã triển khai nội dung bình đẳng ở hai cấp độ: bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc và bình đẳng giữa các dân tộc-tộc người trong một quốc gia đa dân tộc. Đây là cơ sở giúp các Đảng cộng sản và công nhân quốc tế giải quyết được những vấn đề liên quan đến quan hệ dân tộc đối nội và quan hệ dân tộc đối ngoại.

Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ và được thể hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó việc phấn đấu khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá do lịch sử để lại có ý nghĩa cơ bản.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 11, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

GIẢI QUYẾT ĐÚNG ĐẮN VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁONơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ