GIẢI QUYẾT ĐÚNG ĐẮN VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

5K 3 6
                                    

GIẢI QUYẾT ĐÚNG ĐẮN VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

1. Vấn đề dân tộc và những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

a. Khái niệm dân tộc

Dân tộc là một hình thức tổ chức cộng đồng người có tính chất ổn định được hình thành trong lịch sử, là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử xã hội

Trong các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin không chỉ đề cập đến loại hình dân tộc hình thành trong thời đại tư bản chủ nghĩa mà đã đề cập đến các loại hình dân tộc khác, không phải tư sản. Trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Ph.Ăngghen cho rằng, nhà nước là điều kiện tồn tại của dân tộc. Nếu vậy thì hình thái cộng đồng người dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến cũng là cộng đồng dân tộc. Do đó, thuật ngữ dân tộc không chỉ đề áp dụng cho dân tộc tư sản, mà còn để gọi các cộng đồng người trong các xã hội có nhà nước

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác, Ph.Ăngghen còn gọi những cộng đồng người chưa đạt đến hình thành nhà nước cũng bằng thuật ngữ dân tộc "Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng thuận lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh" . Thời đại dã man loài người sống dưới chế độ thị tộc, bộ lạc, chưa có giai cấp, nhà nước. Như vậy, ở đây, thuật ngữ dân tộc cũng được dùng để chỉ các cộng đồng người đang sống dưới chế độ thị tộc, bộ lạc, khi nhà nước còn chưa ra đời.

Vì vậy, thuật ngữ dân tộc không thể chỉ hiểu như lâu nay theo định nghĩa dân tộc của Xtalin với bốn yếu tố bắt buộc (cộng đồng về ngôn ngữ, lãnh thổ, kinh tế, văn hóa), mà cần được hiểu rộng hơn, gồm dân tộc-quốc gia dưới các hình thái kinh tế-xã hội khác nhau; dân tộc chưa đạt đến trình độ quốc gia; các dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc.

Bởi vậy, khái niệm dân tộc là một khái niệm đa nghĩa, đa cấp độ, được xác định tuỳ theo cảnh huống cụ thể. Hiện nay có thể hiểu khái niệm dân tộc theo hai nghĩa dân tộc được hiểu là dân tộc-quốc gia với tư cách là một cộng đồng chính trị-xã hội rộng lớn và dân tộc được hiểu là cộng đồng dân tộc-tộc người.

Dân tộc-quốc gia là một cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, có chung một ngôn ngữ, một lãnh thổ, cùng chung một vận mệnh lịch sử, có những lợi ích chung (về kinh tế, chính trị), có chung nền văn hoá (thể hiện trong phong tục tập quán, tín ngưỡng, tâm lý, lối sống v.v)

Dân tộc-tộc người là một cộng đồng người ổn định hoặc tương đối ổn định, có chung một ngôn ngữ, một nền văn hoá, có ý thức tự giác tộc người. Với ba tiêu chí này đã tạo ra sự ổn định trong mỗi dân tộc trong quá trình phát triển. Rõ ràng là cả những khi có sự thay đổi về lãnh thổ hay thay đổi về phương thức sinh hoạt kinh tế, cộng đồng dân tộc vẫn tồn tại trên thực tế.

b. Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng chủ nghĩa xã hội

Khi nghiên cứu vấn đề dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin đã phát hiện ra hai xu hướng khách quan 1) Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. Xu hướng này nổi lên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản như những phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc để đi đến thành lập các quốc gia dân tộc độc lập. 2) Xu hướng liên hiệp các dân tộc. Đó là xu hướng các dân tộc trong một quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Xu hướng này do nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học, công nghệ, giao lưu kinh tế và văn hoá. Xu hướng này tác động mạnh mẽ khi chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 11, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

GIẢI QUYẾT ĐÚNG ĐẮN VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁONơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ