mrbig244_Triethoc_tuluan

Bắt đầu từ đầu
                                    

Câu 10: Câu "Tri thức là sức mạnh mà thiếu nó con người không thể chiếm lĩnh được của cải của giới tự nhiên" là của nhà triết học nào thời cận đại?

Đáp án: Ph. Bê cơn (Nhà triết học người Anh)

Câu 11: Câu "Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại" là của nhà triết học nào thời cận đại?

Đáp án: R. Đê cac tơ (nhà triết học Pháp)

Câu 12: Ai là người tổ chức và biên tập cuốn: "Bách Khoa toàn thư" ở Pháp thế kỷ XVIII?

Đáp án: Điđrô (1713-1784).

Câu 13: Ai là tác giả của tác phẩm "Lịch sử tự nhiên phổ thông và lý thuyết bầu trời"?

Đáp án: Cantơ

Câu 14: Sự khác nhau căn bản giữa phép biện chứng của Mác và phép biện chứng của Hêghen?

Đáp án: Phép biện chứng của Mác là phép biện chứng duy vật còn phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm.

Câu 15: Sự khác nhau căn bản giữa phép biện chứng duy vật với phép biện chứng duy tâm?

Đáp án: Trong phép biện chứng duy vật, biện chứng khách quan có trước, còn biện chứng chủ quan, tức tư duy biện chứng, có sau và là phản ánh biện chứng khách quan; còn phép biện chứng duy tâm thì ngược lại.

Câu 16: Thành tựu khoa học tự nhiên nào vào đầu thế kỷ XIX là tiền đề hình thành triết học Mác?

Đáp án: - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

- Học thuyết về tế bào

- Học thuyết tiến hóa của Đác Uyn

Câu 17: C.Mác nhận bằng tiến sĩ triết học vào lúc bao nhiêu tuổi?

Đáp án: vào lúc 23 tuổi

Câu 18: Hãy nêu đầu đề luận án tiến sĩ triết học của C.Mác

Đáp án: Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đê rô crít và triết học tự nhiên của Êphiquya".

Câu 19: Trong điếu văn trước mộ C. Mác, Ph. Ăng ghen đã nêu lên: Mác có hai phát hiện vĩ đại. Hai phát hiện vĩ đại đó là gì?

Đáp án: - Học thuyết giá trị thặng dư

- Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Câu 20: Màu mà C. Mác thích nhất ?

Đáp án: - Mầu đỏ (trong tác phẩm C. Mác trả lời con gái).

Câu 21: Triết học của ai bị gọi là triết học của sự khốn cùng?

Đáp án: - Triết học C. Mác. (Theo cách gọi của Prudon trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học).

Câu 22: Triết học của ai bị xem là sự khốn cùng của triết học?

- Đáp án: Triết học của Prudon. (Theo cách gọi của C. Mác; tác phẩm Sự khốn cùng của triết học).

Câu 23: Vì sao ý niệm trong triết học của Hêghen được gọi là "tuyệt đối"?

Đáp án: Vì người ta tuyệt đối không biết nói gì về nó cả (Ph. ăngghen, tác phẩm Lútvich Phoiơbach và sự cáo trung của triết học cổ điển Đức).

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 02, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

mrbig244_Triethoc_tuluanNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ