Mối quan hệ nhà-làng nươc (st)

10.1K 11 36
                                    

MĐ:

Xuyên suốt Lịch sử dân tộc Việt Nam là một chuỗi dài những cuộc đấu tranh, kháng chiến trường kì để bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc, giặc ngoại xâm luôn hùng hổ, mạnh mẽ âm mưu thống trị nước ta, song với một truyền thống kiên cường bất khuất và trí tuệ của nhân dân ta, trong hầu hết các cuộc đấu tranh nhân dân ta đều giành được độc lập. Bởi thế cho nên, lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, quan trọng hơn nữa lịch sử dân tộc là lịch sử của một nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, lịch sử của tình đoàn kết, lao động cần cù, kiên nhẫn, sáng tạo và mang đậm tư tưởng nhân văn tiến bộ trong một cộng đồng lớn Nhà - Làng - Nước

Có một điều nổi bật là trong quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế người Việt Nam luôn có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Nền văn hóa Việt Nam được hình thành qua nhiều thời đại và chịu nhiều thử thách của không gian và thời gian mà vẫn không ngừng tiến lên khẳng định tính bền vững của bản sắc văn hóa. Có được bản lĩnh và giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc để có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chúng ta không thể không nói đến vai trò quan trọng của làng xã, của gia đình.

Nhà- Làng- Nước là ba thực thể xã hội với ba cấp độ khác nhau về không gian kinh tế- xã hội nhưng lại có mối liên quan, liên kết chặt chẽ. Sự thống nhất giữa Nhà- Làng- Nước đã tạo nên một sức mạnh lớn đưa đất nước Việt Nam vượt qua biết bao thăng trầm của thời đại, vẫn đứng vững sau nhiều cuộc xâm lược của những kẻ thù mạnh như: phong kiến phương Bắc, rồi đến thực dân Pháp và đế quốc Mĩ...

--------------------------------

TB:

Muốn hiểu được mối quan hệ nhà - làng - nước, trước hết ta cần tìm hiểu về cơ cấu xã hội nhà - làng - nước truyền thống ở nước ta

 Cơ cấu xã hội nhà - làng - nước:

Đây là một thể cộng đồng đồng tâm và đồng dạng:

Nhà/ gia đình (hình thức mở rộng là Họ): Đại đa số là gia đình tiểu nông trồng lúa nước, với cơ cấu kinh tế tự túc, tự cấp theo mô hình ''chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa''.

Làng: là một đơn vị cộng cư của cư dân nông nghiệp định cư trên một vùng đất chung, một hình thức tổ chức xã hội nông nghiệp tự túc tự cấp. Đó cũng là mẫu hình phù hợp với xã hội có nền sản xuất tiểu nông. Làng được hình thành và tổ chức chủ yếu dựa vào hai nguyên lý cội nguồn và cùng địa vực. Làng có sức sống mãnh liệt với cấu trúc động, không có làng bất biến. sự biến đổi của làng do sự biến đổi chung của đất nước. Do những đặc thù của tự nhiên và xã hội mà ở miền Trung và miền Nam tuy gốc gác cũng là người Việt từ miền Bắc di cư vào, nhưng với môi trường sống mới, hình thức cơ cấu làng xã và quan hệ xã hội thay đổi nhiều, không còn những đặc điểm như làng Bắc Bộ. Làng Việt ở châu thổ Bắc Bộ là hình thức công xã nông thôn với những đặc thù riêng của làng được thể hiện ở chế độ ruộng đất, chế độ công điền, các loại hình và nguyên tắc tổ chức xã hội như lệ làng, tín ngưỡng, lễ hội của làng. Đặc trưng nổi bật của làng Việt Nam là ý thức cộng đồng làng, ý thức tự quản - quyền quản lý làng xã được thể hiện trong hương ước của làng và tính đặc thù độc đáo rất riêng của mỗi làng trong tập quán, nếp sống, tín ngưỡng, tôn giáo, kể cả giọng nói và cách ứng xử. Các đặc trưng trên có mối liên hệ hữu cơ, tạo cho làng một vị trí đặc biệt làm nên những đặc trưng văn hoá làng, văn hoá dân tộc. Làng là một đơn vị xã hội của văn hoá Việt Nam, đồng thời là một môi trường văn hoá. Ở đó, mọi thành tố, mọi hiện tượng văn hoá được sinh thành phát triển, lưu giữ và trao truyền tớimọi thành viên.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 03, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Mối quan hệ nhà-làng nươc (st)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ