PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH

Bắt đầu từ đầu
                                    

Chủ thể của hợp đồng TM là thương nhân hoạt động TM theo quy định Luật Thương mại 2005 và tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại. Về hình thức: Hợp đồng TM có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định; trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây: 

1. Đối tượng của HĐ là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; 

2. Số lượng, chất lượng; 

3. Giá, phương thức thanh toán; 

4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện HĐ; 

5. Quyền, nghĩa vụ của các bên; 

6. Trách nhiệm do vi phạm HĐ; 

7. Phạt vi phạm HĐ; 

8. Các nội dung khác.

-Những thỏa thuận của các bên thể hiện trong HĐ qua các điều khoản, về mặt lý thuyết, xuất phát từ vai trò quan trọng khác nhau của các điều khoản trong HĐ mà người ta chia nội dung của HĐ thành: Điều khoản chủ yếu, điều khoản tuỳ nghi và điều khoản thường lệ. 

-Điều khoản chủ yếu: Là điều khoản chứa đựng nội dung cơ bản, quan trọng nhất của HĐ mà nếu thiếu điều khoản đó thì HĐ coi như chưa hình thành. Phụ thuộc vào từng HĐ cụ thể mà một nội dung là nội dung chủ yếu hay không phải là nội dung chủ yếu  

Điều khoản thường lệ: là những nội dung đã được pháp luật ghi nhận, các bên giao kết có thể đưa hoặc không đưa vào HĐ và trong trường hợp không đưa vào hợp đồng thì được coi là các bên mặc nhiên công nhận và có nghĩa vụ thực hiện.  

-Điều khoản tuỳ nghi: Những nội dung được các bên tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của pháp luật hoặc có quy định nhưng được các bên thoả thuận lại để áp dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể trên cơ sở không trái pháp luật. Tuy nhiên việc chia như vậy chỉ mang tính tương đối bởi thực tế cho chúng ta thấy rằng có thể điều khoản này là điều khoản chủ yếu đối với một loại HĐ này nhưng có thể là điều khoản tuỳ nghi với loại hợp đồng khác

2. QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI  

-2.1. Ký kết HĐTM 

*Nguyên tắc ký kết HĐTM  

- Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; 

- Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. 

Đại diện ký kết hợp đồng - Là người có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể,- Là người trực tiếp thực hiện công việc mà các bên đã thỏa thuận trong quan hệ HĐ trong trường hợp HĐ thương mại được ký kết giữa thương nhân với các cá nhân khác 

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 15, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG KINH DOANHNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ