Tự học AVR ( Bài 1 - Làm quen với AVR )

2.4K 1 0
                                    

·   

                                                        CÙNG HỌC AVR

              ...to become the AVR Master

Bài 1 - Làm quen AVR

Nội dung

Các bài cần tham khảo trước

1.Giới thiệu.

2.Công cụ.

3.Ví dụ.

4.Mô phỏng.

Download ví dụ

·         AVR Studio.

·         Mô phỏng với Proteus.

I. Giới thiệu

AVR là một họ vi điều khiển do hãng Atmel sản xuất (Atmel cũng là nhà sản xuất dòng vi điều khiển 89C51 mà có thể bạn đã từng nghe đến). AVR là chip vi điều khiển 8 bits với cấu trúc tập lệnh đơn giản hóa-RISC(Reduced Instruction Set Computer), một kiểu cấu trúc đang thể hiện ưu thế trong các bộ xử lí.

Tại sao AVR: so với các chip vi điều khiển 8 bits khác, AVR có nhiều đặc tính hơn hẳn, hơn cả trong tính ứng dụng (dễ sử dụng) và đặc biệt là về chức năng:

·         Gần như chúng ta không cần mắc thêm bất kỳ linh kiện phụ nào khi sử dụng AVR, thậm chí không cần nguồn tạo xung clock cho chip (thường là các khối thạch anh).

·         Thiết bị lập trình (mạch nạp) cho AVR rất đơn giản, có loại mạch nạp chỉ cần vài điện trở là có thể làm được. một số AVR còn hỗ trợ lập trình on – chip bằng bootloader không cần mạch nạp…

·         Bên cạnh lập trình bằng ASM, cấu trúc AVR được thiết kế tương thích C.

·         Nguồn tài nguyên về source code, tài liệu, application note…rất lớn trên internet.

·         Hầu hết các chip AVR có những tính năng (features) sau:

·         Có thể sử dụng xung clock lên đến 16MHz, hoặc sử dụng xung clock nội lên đến 8 MHz (sai số 3%)

·         Bộ nhớ chương trình Flash có thể lập trình lại rất nhiều lần và dung lượng lớn, có SRAM (Ram tĩnh) lớn, và đặc biệt có bộ nhớ lưu trữ lập trình được EEPROM.

·         Nhiều ngõ vào ra (I/O PORT) 2 hướng (bi-directional).

·         8 bits, 16 bits timer/counter tích hợp PWM.

·         Các bộ chuyển đối Analog – Digital phân giải 10 bits, nhiều kênh.

·         Chức năng Analog comparator.

·         Giao diện nối tiếp USART (tương thích chuẩn nối tiếp RS-232).

·         Giao diện nối tiếp Two –Wire –Serial (tương thích chuẩn I2C) Master và Slaver.

·         Giao diện nối tiếp Serial Peripheral Interface (SPI)

·         ...

Một số chip AVR thông dụng:

·         AT90S1200

·         AT90S2313

Tự học AVR ( Bài 1 - Làm quen với AVR )Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ