cac vi vua nha tran

Bắt đầu từ đầu
                                    

" Triều trước dụng nước tự có pháp độ, không theo chế độ nhà Tống là vì Nam, Bắc đều chủ nước mình, không phải noi nhau..." . Câu nói đó đã được sử quan ghi vào quốc sử.

Trần Nghệ Tông đã tiến hành khôi phục lại các phép tắc, phong tục của thời Trần Minh Tông (1324) và cương quyết hủy bỏ những điều nhiễu nhương sinh ra dưới thời Trần Dụ Tông (1341 - 1369) do các nho sỹ nhập nội thiển cận bắt trước theo văn hóa Trung Quốc. Ông đã xuống chiếu bãi bỏ lệnh "Sa Châu liệt cước" do Chiêu Từ Thái hậu đặt ra nhằm mục đích chiếm lấy những bãi phù sa mới bồi tụ ven sông. Liền sau đó, ông còn bãi bỏ lệnh "kiểm điểm tài sản" của các nha quyền quý mà nội dung là sau khi họ chết thì tài sản và những bảo vật quý báu đều thuộc về sở hữu nhà nước ( thuộc thời Trần Dụ Tông ). Thực ra, những của cải thu được đều rơi vào túi những kẻ bề tôi tham nhũng vơ vét, khơi mối.

Ông còn xuống chiếu cho các hoàng thân, quốc thích, khi xây dựng cung thất cần phải làm đơn giản, mộc mạc, chỉ lấy các tản quan tôn thất phục dịch, không được gây phiền nhiễu nhân dân.

Trần Nghệ Tông thực sự là đấng minh quân khi ông xét khảo rất công minh những công trạng của các quan văn, võ trong triều. Khi lập em là Cung Tuyên Kính ( tức vua Trần Duệ Tông sau này), Trần Nghệ Tông đã làm tập " Hoàng Huấn" gồm 14 chương ban cho để giúp em trưởng thành, nắm quyền trị vì đất nước.

Vua Trần Nghệ Tông không những biết sử dụng nhân tài mà còn đánh giá đúng nhân tài khi ông ban lệnh thờ Tư nghịêp Quốc tử giám Chu Văn An, Thiếu phó Trương Hán Siêu... mặc dù bấy giờ có nhiều người không đồng tình với việc làm này.

Chu Văn An là người cương trực, trong sạch, biết giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, hiển đạt, học vấn tinh thuần vốn nổi tiếng ở đời. Chu Văn An còn để lại cho hậu thế sớ "thất trảm" xin chém bảy kẻ nịnh thần đều là người có quyền thế được vua Dụ Tông yêu. Trần Dụ Tông thích chơi bời, bỏ bễ việc triều chính, bọn quyền thần lộng hành. Chu Văn An đã nhiều lần can nhưng nhà vua không nghe. Khi dâng sớ "thất trảm" vua lại không trả lời, nên ông bèn treo mũ áo bỏ về. Đúng là một con người cao thượng tiết tháo, đáng bậc tôn sư của nhà nho nước Việt.

Trương Hán Siêu từ khi là môn khách của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cũng trưởng thành cả về tài năng lẫn đức độ. Trải qua 4 triều vua: Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Trương Hán Siêu đã tỏ rõ tài năng trị quốc, an dân. Ông còn để lại bài "Phú sông Bạch Đằng" là một áng thiên cổ hùng văn trong lịch sử văn học yêu nước Việt Nam, đã khắc sâu vào tâm khảm mọi người một áng văn chứa chan niềm tự hào dân tộc, có ý nghĩa tổng kết lại chiến thắng Bạch Đằng, chiến thắng cuối cùng có giá trị quyết định đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù tàn bạo nhất thời bấy gìơ.

"Giặc tan muôn thủa thăng bình,

Tại đâu đất hiểm, bởi mình đức cao".

Trần Nghệ Tông đã trân trọng đánh giá đúng tài năng, đức độ của Chu Văn An, Trương Hán Siêu... qua việc quyết định đưa những nhân tài đất Việt này vào thờ ở Văn Miếu.

Trần Nghệ Tông ở ngôi hoàng đế 3 năm, nhường ngôi 27 năm, thọ 74 tuổi.

Sách Đai Việt sử ký toàn thư chép về ông nhu sau: "Vua dẹp yên loạn trong nước, khôi phục lại nghiệp lớn lao, rực rỡ vũ trụ", xứng đáng với truyền thống nhà Trần.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 18, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

cac vi vua nha tranNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ