Phân loại đất đá theo mục đích xây dựng

7.6K 0 1
                                    

Chương: Phân loại đất đá theo mục đích xây dựng

1.sự khác nhau giữa phân loại theo nguồn gốc thành tạo và mục đích xây dựng

- phân loại theo mục đích xây dựng: quan tâm đến tính chất vật lí, tính chất nước và tính chất cơ học quan trọng nhất của đất đá

Dẫn đến tính năng xây dựng của chúng

-phân loại theo nguồn gốc thành tạo thì quan tâm đến thành phần, cấu tạo, kiến trúc của đất đá

2.Phân loại đất đá tổng quát và tính năng xd của chúng

a. Đá cứng :gồm đá macma ,đá biến chất ,các đá trầm tích gắn kết chăc chưa bị phong hóa

- tích chất: dung trọng lớn rô=2.65-3.1 g/cm3; độ rỗng tự nhiên trong đá gần như bằng không n=1-2%; tính chất nước không thấm nước không bị nước phá hoại( trừ đá cacbonat); cường độ chống cắt lớn tô=200-1000kG/cm2; mô đun tổng biến dạng E>100000kG/cm2

-tính năng xây dựng: là nền lý tưởng cho hầu hết các công trình xd

b. Đá nửa cứng: gồm các loại đá cứng đã bị phong hóa và nứt nẻ mạnh các đá trầm tích gắn kết yếu

-tính chất: Dung trọng thấp hơn đá cứng rô =2.2-2.65g/cm3; hệ số nứt nẻ Kn=10-15%; có khả năng chứa nước và thấm nước qua các khe rãnh trên bề mặt, hệ số thấm K>30m/ngđ nhiều đá dễ bị nước phá hoại ; tính biến dạng cường độ chống cắt đạt 3-50kG/cm2; modun E=20000-100000kG/cm2

-tính năng xây dựng: đá nửa cứng có thể bị biến dạng dưới tác dụng của tải trọng của công trình, cần đánh giá mức độ phong hóa đá trước khi xd trên đó

c. Đất hạt thô: tp cuội, sỏi, dăm, sạn, cát

- tính chất: +dung trọng trung bình rô=1.4-1.9g/cm3; độ lỗ rỗng n=25-40%; tính chất nước có khả năng chứa nước và thấm nước cao hệ số thấm đạt vài chục đến vài trăm m trên ngày đêm, ít bị nước phá hoại

+Đặc tính chung là không có lực liên kết cấu trúc giữa các hạt ( lực dính kết bằng không)

+tính bền phụ thuộc vào lực ma sát khi chúng dịch chuyển lên nhau

+modun tổng bd E=50-1000kG/cm2

+tính năng xây dựng : dưới tác dụng của tải trọng tĩnh (tải trọng công trình) thì cuội sỏi dăm sạn hầu như không bị bd còn cát thì chỉ bd rất ít và thời gian bd ngắn

Nên phù hợp cho các loại công trình nói chung

d. Đất hạt mịn: gồm bụi, sét, sét pha, cát pha,

-tính chất: các khoáng vật sét đóng vai trò quan trọng trong việc qđ các t/c qtrong của đất

+dung trọng hạt: 1,1-2,1 g/cm3; độ rỗng lớn 45-55%; thấm nước yếu không hòa tan trong nước hệ số thấm K

-tính năng xd: phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố :thành phần khoáng vật, độ ẩm, độ chặt, mức độ liên kết giữa các hạt

e. Đất có thành phần t/c đặc biệt: gồm đất thổ nhưỡng, đất muối hóa, bùn ,chảy

-tính chất: có thành phần khoáng vật phức tạp chứa hàm lượng vật chất hữu cơ cao, độ rỗng rất lớn dễ ngậm nước

+diện phân bố của chúng thường dưới dạng các thấu kính trong các tầng đất khác nhau, với kích thước khác nhau

+tính năng xd: đây là nhóm đất yếu ,cường độ chịu lực rất thấp, thường gây ra các hiện tượng bất lợi cho công trình: lún, không đều, htg đất chảy

Nên không thích hợp cho xd

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 13, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Phân loại đất đá theo mục đích xây dựngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ