Việt Nam Hóa Chiến Tranh

4.8K 1 0
                                    

Việt Nam Hóa Chiến

BÀI 5: Chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh và "Đông Dương hoá" chiến tranh của Mỹ (1969-1973)

1. Chiến lược "Việt Nam hóa" và "Đông Dương hóa" chiến tranh của Mỹ-Ngụy Đầu năm 1969, vừa trúng cử tổng thống và chính thức bước vào Nhà Trắng, Níchxơn cho ra đời "Học thuyết Níchxơn", đề ra chiến lược toàn cầu "Ngăn đe thực tế" thay cho chiến lược toàn cầu "Phản ứng linh hoạt" của Kennơđi đã bị phá sản trên thế giới và ở Đông Dương. Đầu năm 1969, vừa trúng cử tổng thống và chính thức bước vào Nhà Trắng, Níchxơn cho ra đời "Học thuyết Níchxơn", đề ra chiến lược toàn cầu "Ngăn đe thực tế" thay cho chiến lược toàn cầu "Phản ứng linh hoạt" của Kennơđi đã bị phá sản trên thế giới và ở Đông Dương. Mỹ thực hiện thí điểm ở các nước Đông Dương chiến lược toàn cầu mới, đề ra chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh, "Lào hoá" chiến tranh, "Khơme hoá" chiến tranh, và "Đông Dương hoá" chiến tranh. "Việt Nam hoá" chiến tranh của Níchxơn là để thay cho chiến lược chiến tranh cục bộ của Giônxơn đã phá sản, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mỹ và vẫn do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự, cung cấp đô la, vũ khí kỹ thuật, phương tiện chiến tranh, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta. Thực hiện chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh, quân viễn chinh Mỹ và quân chư hầu rút dần khỏi chiến tranh đồng thời tăng cường quân đội tay sai để giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường. Thực chất đó là sự tiếp tục thực hiện âm mưu "dùng người Việt đánh người Việt". Nhưng trong thời kỳ đầu của "Việt Nam hoá" chiến tranh, quân Mỹ còn giữ vai trò quan trọng, cùng với quân ngụy là hai lực lượng chiến lược. Quân Mỹ và chư hầu trong năm đầu (1969) đạt đến con số cao nhất (hơn 50 vạn lính Mỹ, 7 vạn lính chư hầu) là chỗ dựa của quân ngụy và của chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh. Quân đội Sài gòn còn được Mỹ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm mưu "dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương".

2. Nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh của Mỹ là chiến đấu chống lại một cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện được tăng cường với lực lượng địch lúc cao nhất trên 1,5 triệu lính ngụy, Mỹ, chư hầu (1971), trên địa bàn toàn Đông Dương, vừa chiến đấu chống địch trên chiến trường, vừa đấu tranh với chúng trên bàn đàm phán. Trong năm đầu chống chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh, lực lượng cách mạng có những tổn thất và khó khăn, một mặt do địch gây ra, mặt khác do ta chủ quan trong việc đánh giá âm mưu mới của địch, chậm trễ trong việc đề ra chủ trương, biện pháp đối phó hữu hiệu. Nhưng các khó khăn của ta đã từng bước được khắc phục, tạo điều kiện cho cách mạng tiếp tục giành thắng lợi. Thắng lợi chính trị mở đầu giai đoạn chống chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh là sự ra đời của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hoà miền Nam Việt Nam ngày 6-6-1969. Đó là chính phủ hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam. Vừa ra đời, Chính phủ cách mạng lâm thời đã được 23 nước công nhận, trong đó có 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Thực hiện lời chúc Tết năm 1969 của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", và di chúc thiêng liêng của Người để lại trước khi qua đời (ngày 2-9-1969), quân dân miền Nam cùng với quân dân miền Bắc ra sức đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong hai năm 1970-1971, quân dân ta ở miền Nam cùng với quân dân hai nước Lào và Campuchia đã giành những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược trên mặt trận quân sự, chính trị. Trong hai ngày 24 và 25-4-1970, để đối phó lại việc Mỹ giật dây bọn tay sai làm đảo chính quân sự xoá bỏ nền trung lập của Campuchia (ngày 18-3-1970) chuẩn bị cho bước phiêu lưu quân sự mới, ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia họp Hội nghị cấp cao để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu chống Mỹ. Từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970, Quân giải phóng miền Nam, có sự phối hợp của quân dân Campuchia, đã chiến đấu dũng cảm, đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ và nguỵ Sài Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu 17.000 lính Mỹ - Nguỵ, giải phóng hoàn toàn năm tỉnh thuộc Đông Bắc Campuchia và phần lớn nông thôn của 10 tỉnh khác, hình thành một vùng giải phóng rộng lớn với 4,5 triệu dân. Từ ngày 12 tháng 2 đến ngày 23 tháng 3-1971, quân dân ta có sự hỗ trợ và phối hợp chiến đấu của quân dân Lào, đã đập tan cuộc hành quân chiếm giữ đường 9 - Nam Lào của 4,5 vạn lính Mỹ - Ngụy Sài Gòn mang tên "Lam Sơn - 719" nhằm cắt đôi chiến trường Đông Dương, cắt tuyến chi viện chiến lược của ta. Ta loại khỏi vòng chiến đấu 22.000 lính Mỹ - Ngụy, quét hết quân địch còn lại khỏi Đường 9 Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương. Trong cùng thời gian chiến thắng ở Đường 9 Nam Lào, quân tình nguyện của ta cùng với quân dân Campuchia giành chiến thắng đập tan cuộc hành quân mang tên "Toàn thắng 1-71" của 2, 3 vạn quân ngụy Sài Gòn dưới sự yểm trợ của không quân Mỹ vào vùng căn cứ của Quân giải phóng ở Đông Bắc Campuchia. Ở khắp các đô thị miền Nam, phong trào của các tầng lớp nhân dân nổ ra liên tục, mạnh mẽ. Đặc biệt ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, phong trào học sinh, sinh viên rầm rộ đã thu hút đông đảo giới trẻ tuổi tham gia. Phong trào tuổi trẻ, học sinh, sinh viên thời kỳ này có vai trò quan trọng, thường là "châm ngòi nổ" cho phong trào chung của các tầng lớp nhân dân thành thị. Tại các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven thị, khắp nơi đều có phong trào quần chúng nổi dậy phá "ấp chiến lược", chống chương trình "bình định nông thôn" của địch. Đến đầu năm 1971, cách mạng giành được quyền làm chủ thêm 3.600 ấp với 3 triệu dân. Chính quyền cách mạng cũng đã cấp cho nông dân trên 1,6 triệu héc ta ruộng đất. Trong vùng giải phóng, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, công tác văn hoá, giáo dục, y tế cũng đã đạt được những kết quả quan trọng. Những thắng lợi quân sự, chính trị trên đây, nhất là thắng lợi ở Đường 9 - Nam Lào và Đông Bắc Campuchia nửa đầu 1971 đã làm phá sản bước đầu chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh và "Đông Dương hoá" chiến tranh của Mỹ, mở ra khả năng thực tế làm phá sản hoàn toàn chiến lược đó. Trưa 30-3-1972, quân ta bắt đầu cuộc tiến công chiến lược theo kế hoạch của Quân ủy trung ương. Mở đầu cuộc tiến công, quân ta đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng ra khắp chiến trường miền Nam và kéo dài trong năm 1972. Kết quả là sau gần ba tháng chiến đấu (đến cuối tháng 6-1972, quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu một lực lượng lớn sinh lực địch, khoảng 25 vạn quân, phá và thu một khối lượng lớn phương tiện chiến tranh, gồm 636 xe tăng và xe bọc thép, 419 khẩu pháo, 340 máy bay; giải phóng những vùng đất đai rộng lớn hơn 1 triệu dân. Đó là đòn mạnh mẽ giáng vào chiến lược "Việt Nam hoá" chiến tranh của Mỹ. Sau đòn mở đầu bất ngờ của quân ta, quân ngụy có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực, không quân và hải quân Mỹ, đã phản công mạnh, gây thiệt hại cho ta. Phối hợp với ngụy, chính quyền Níchxơn "Mỹ hoá" trở lại một phần cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và quay trở lại tiến hành cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc từ 6-4- 1972.

3. Miền Bắc chiến đấu chống "Chiến tranh phá hoại lần 2" của đế quốc Mỹ Từ 1964 đến 1972, đế quốc Mỹ đã tiến hành các cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Đây là một bộ phận của cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ khi chúng tiến hành chiến lược "chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hoá chiến tranh". Mục đích của chiến tranh pha shoaij là phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, củng cố tinh thần Nguỵ quân, Nguỵ quyền đang suy sụp, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Tính chất của chiến tranh phá hoại rất dã man vì mục tiêu phá hoại là đánh phá cầu đường, cơ sử kinh tế, quân sự, bệnh viện, trườn học, các cơ sở tôn giáo,tín ngưỡng, các công trình văn hoá, di tích lịch sử, những khu vực đông dân, thành phố , thị xã... có tính chất huỷ diệt. Mức độ đánh phá rất quyết liệt. Từ 1970, Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần 2, đặc biệt ác liệt từ 4-1972. Cuộc chiến tranh phá hoại lần này vượt xa cuộc chiến tranh phá hoại lần 1 về số lượng bom đạn, quy mô, thủ đoạn. Để tạo ra hiệu quả lớn nhất, gây tác động mạnh nhất, Mỹ đã tập trung nhiều loại máy bay hiện đại nhất, vũ khí có sức tàn phá lớn, đánh ồ ạt vào các mục tiêu quan trọng (quân sự, các trung tâm kinh tế, dân cư...) hy vọng nhanh chóng huỷ diệt tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, gây sức ép làm giảm sức tiến công của quân ta trên chiến trường miền Nam, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán. Do được chuẩn bị từ trước và luôn luôn ở thế sẵn sàng chiến đấu, miền Bắc đã chủ động kịp thời giáng trả quyết liệt ngày từ trận đầu và giành thắng lợi ngày càng giòn giã với đỉnh cao là trận " Điện Biên Phủ trên không" (12-1972).Ngày 15-01-1973, Mỹ phải tuyên bố ngừng mọi hoạt động quân sự ở miền Bắc nước ta. Tính chung trong cuộc chiến tranh phá hoại lần 2, miền Bắc đã bắn rơi 735 máy bay Mỹ, bắn cháy và bắn bị thương 125 tàu chiến, tàu biệt kích, diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái. *Ý nghĩa lịch sử. - Đập tan âm mưu gây chiến tranh phá hoại của Mỹ, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN ở miền Bắc, giữ vững sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam. - Cổ vũ mạnh mẽ và phối hợp chặt chẽ với cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam chống Mỹ xâm lược, đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán, buột Mỹ phải ký hiệp định Pari năm 1973.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Apr 08, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Việt Nam Hóa Chiến TranhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ