tai sao tren day truyen gia cong viec dinh vi vhi tiet co vai tro qt

251 0 0
                                    

Hình dáng, kích thước và độ chính xác tương quan của các bề mặt chi tiết khi gia công trên dây chuyền tự động sẽ xác định khả năng di chuyển trực tiếp trên dây chuyền tự động hoặc phải gá đặt trên các đồ gá vệ tinh. Phương pháp tối ưu là di chuyển trực tiếp trên dây chuyền tự động (di chuyển giữa các máy), tuy nhiên điều này chỉ cho phép khi chi tiết gia công có bề mặt đảm bảo vị trí ổn định khi di chuyển và sai số chuẩn của chi tiết ở mỗi đơn vị trí phải nhỏ hơn sai số gia công cho phép. Tất cả các bề mặt có khả năng bảo đảm ổn định của chi tiết khi di chuyển phải có mối liên hệ chặt chẽ với mặt chuẩn.

Trong trường hợp đối với các chi tiết dạng hộp, để tạo khả năng di chuyển trực tiếp trên dây chuyền tự động người ta tạo thêm các chuẩn phụ. Chi phí tạo thêm các chuẩn phụ sẽ được bù lại do sự đơn giản hóa của kết cấu dây chuyền tự động và do nâng cao được độ ổn định làm việc của dây chuyền tự động.

Khi di chuyển chi tiết trên dây chuyền tự động bằng cơ cấu nâng hạ thì những yêu cầu ở trên không thích hợp. Ví dụ khi di chuyển chi tiết dạng nắp mặt phẳng để thay chuẩn phụ người ta dùng mặt phẳng đáy và hai lỗ. Tại hai lỗ này người ta lắp hai chốt và dùng cơ cấu nâng hạ để di chuyển chi tiết một cách dễ dàng. Như vậy, trong trường hợp này không cần mối liên hệ giữa các mặt bên, mặt đầu với mặt phẳng chuẩn của chi tiết.

Các chi tiết gia công được di chuyển trực tiếp trên dây chuyền tự động thường là các chi tiết dạng hộp như thân xilanh, hộp tốc độ, hộp chạy dao… Đối với các chi tiết này chuẩn được chọn là mặt phẳng đáy và hai lỗ được gia công với độ chính xác đường kính và vị trí tương quan nhất định. Cần nhớ rằng hai lỗ chuẩn phải dùng một lỗ cho chốt trụ và một lỗ cho chốt trám (chốt vát). Để tránh mòn và tránh biến dạng các chốt định vị, người ta đưa ra các mối quan hệ (theo tính toán thực nghiệm) giữa đường kính lỗ và trọng lượng chi tiết như sau:

Trọng lượng chi tiết: (kg)                    20     20÷50        50÷100       >100

Đường kính lỗ chuẩn:              12        16               20               25

Chi tiết dạng hộp cũng có thể định vị theo hai mặt phẳng vuông góc với nhau và một lỗ cho chốt trám (chốt vát). Các phôi chưa được gia công thì chuẩn thô nên chọn là các bề mặt chính. Cách chọn như vậy sẽ đảm bảo được lượng dư gia công đều cho các bề mặt này.

Cần nhớ rằng, trong trường hợp trên dây chuyền tự động không thể chọn những bề mặt cố định để làm chuẩn. Như vậy, khi gia công các bề mặt phải thay đổi chuẩn định vị là cần thiết đối với một số bề mặt không thể gia công khi dùng chuẩn thô, ví dụ khi gia công các lỗ nằm gần các lỗ chuẩn. Ngoài ra việc thay đổi chuẩn là cần thiết để hạn chế độ hao mòn do dùng những mặt chuẩn cố định nhiều lần. Trường hợp này thường gặp với các chi tiết bằng hợp kim nhôm cần được gia công qua nhiều bước.

Để hạn chế lượng mòn của các lỗ chuẩn người ta thường dùng các biện pháp sau đây:

- Các lỗ làm chuẩn phải có chiều dài lớn hơn chiều dài cần thiết cho độ ổn định của định vị chi tiết.

- Ở đoạn đầu của dây chuyền tự động nên dùng chốt định vị có chiều dài bằng chiều dài lỗ.

- Ở đoạn cuối của dây chuyền tự động nên dùng chốt định vị có chiều dài bằng ½  chiều dài lỗ.

Tuy nhiên, để đề phòng các chốt định vị ở đoạn cuối dây chuyền tự động bị biến dạng lớn (do có chiều dài nhỏ hơn các chốt định vị ở đầu dây chuyền tự động) nên dùng hai lỗ chuẩn khác (hai lỗ chuẩn này cũng được gia công như hai lỗ chuẩn trước). Như vậy, hai lỗ chuẩn này có thể dùng làm lỗ chuẩn ở đầu và cuối dây chuyền tự động).

Một trong số các chi tiết được di chuyển trực tiếp trên dây chuyền tự động là các trục khuỷu của động cơ đốt trong. Trục khuỷu được di chuyển nhờ cơ cấu di chuyển bước theo các tấm dẫn gá vào hai cổ biên và một cổ chính. Khi tới gồ gá, trục khuỷu được định vị bằng hai cổ biên trên hai khối V hoặc được định vị bằng hai lỗ tâm. Để hạn chế bậc tự do dọc trục người ta dùng một trong hai mặt đầu đã được gia công, hoặc một mặt đầu của cổ trục. Định vị chống xoay được thực hiện nhờ một trong các lỗ chính. Đối với các chi tiết không có bề mặt bảo đảm ổn định khi di chuyển người ta phải dùng đồ gá vệ tinh.

Đồ gá vệ tinh được chia thành các loại sau đây:

- Đồ gá vệ tinh được dùng để định vị và kẹp chặt chi tiết, còn kẹp chặt đồ gá vệ tinh được thực hiện bằng đồ gá của máy (của dây chuyền).

- Ở đồ gá vệ tinh mà việc định vị chi tiết trên đó được thực hiện bằng một số cơ cấu chuyên dùng ở vị trí đầu của dây chuyền, thì vị trí cố định của chi tiết trên đồ gá vệ tinh được đảm bảo bằng kẹp chặt.

- Đồ gá vệ tinh được đảm bảo với độ chính xác cao và dùng các miếng đệm, ống lót từ thép hợp kim cho nên giảm được sai số chuẩn cho các chi tiết định vị trên đó và giảm độ hao mòn của giá.

- Đồ gá vệ tinh còn dùng để gia công các chi tiết có độ cứng vững thấp mà khi gia công ta không muốn dùng các chốt tỳ phụ. Bởi vì các chốt tỳ phụ ở các đồ gá của máy trên dây chuyền tự động sẽ làm cho kết cấu của đồ giá phức tạp hơn, làm giảm sự ổn định của nguyên công, làm tăng chu kỳ gia công (do các chuyển động phụ mà các chuyển động phụ lại xảy ra nối tiếp nhau). Vì vậy phương án tối ưu là là lắp các chốt tỳ phụ trên đồ gá vệ tinh.

Phương án định vị chi tiết trên đồ gá vệ tinh phụ thuộc vào hình dạng và kết cấu của chi tiết. Thông thường người ta dùng các phương pháp định vị sau đây:

- Một mặt phẳng và hai lỗ (chi tiết dạng hộp)

- Một mặt phẳng và lỗ giữa mặt trụ ngoài và gờ, lỗ và vấu chống xoay (các chi tiết và cam dạng đĩa).

- Mặt phẳng và vành ngoài của chi tiết (các chi tiết dạng càng).

Trong trường hợp khi định vị chi tiết theo mặt phẳng và hai lỗ, chi tiết di chuyển trên đồ gá vệ tinh được thực hiện tại các vị trí gia công. Như vậy, kết cấu của đồ gá vệ tinh sẽ đơn giản hơn nhiều. Trong trường hợp này các sai số chuẩn của chi tiết so với máy bằng tổng vectơ sai số chuẩn của chi tiết trên đồ gá vệ tinh và sai số chuẩn của đồ gá vệ tinh trên máy.

gvghvhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ