chương 3

13.1K 13 11
                                    

CHƯƠNG BA

LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ

 

3.1.     LÝ THUYẾT CHUẨN VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ

3.1.1. Giới hạn khả năng sản xuất với chi phí cơ hội tăng (Frontier with Increasing Opportunity Costs)

Khác với chi phí cơ hội không đổi, chi phí cơ hội tăng nghĩa là để có đủ tài nguyên sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm này, quốc gia phải hy sinh ngày càng nhiều hơn một đơn vị sản phẩm khác. Trong trường hợp này, đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là một đường cong.

A

                        Y                       

C

                                                              B      

                             -∆y                                           D

                                                                     ∆x

                                    20       40     60      80    100                  X

Biểu đồ 3.1: Đường PPF của quốc gia với chi phí cơ hội tăng

                     Biểu đồ 3.1 chỉ ra rằng để sản xuất thêm 20X thì quốc gia phải hy sinh ngày càng nhiều Y hơn.

                     Chi phí cơ hội tăng được biểu thị bằng một khái niệm mới, đó là Tỷ lệ biên tế của sự di chuyển (MRT – The marginal rate of transformation). MRT của sản phẩm X đối với sản phẩm Y được biểu thị qua số lượng sản phẩm Y mà quốc gia phải bỏ ra để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm X. MRT được đo bằng độ nghiêng tuyệt đối của đường PPF tại điểm sản xuất (MRT = ∆y/ ∆x).

                     Như vậy, trên biểu đồ 3.1, giả sử MRT của quốc gia tại điểm A bằng 1/4 có nghĩa là quốc gia phải hy sinh 1/4 đơn vị sản phẩm Y để có đủ tài nguyên sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm X. Tương tự, tại điểm D, MRT bằng 1, nghĩa là quốc gia phải bỏ ra 1 đơn vị sản phẩm Y để có đủ tài nguyên sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm X.

                     Sự di chuyển từ điểm A xuống điểm D trên đường PPF chính là sự tăng dần lên chi phí cơ hội để sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm X. Điều này khác hẳn với trường hợp khi đường PPF là một đường thẳng, khi đó chi phí cơ hội của sản phẩm X là không đổi.

                     Câu hỏi: Tại sao chi phí cơ hội tăng? (Học viên tự trả lời)

3.1.2. Đường cong bàng quan đại chúng (The Community Indifference curves)

BÀI GIẢNG KINH TẾ QUỐC TẾNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ