Phân tích hình tượng con sông đà trong tác phẩm Người lái đò sông đà(bài viết 3)

Bắt đầu từ đầu
                                    

            Cũng để làm nổi bật nét tính cách hung bạo của con sông Đà, NT còn sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau.Có khi là những hình ảnh liên tưởng so sánh, có khi nhà văn lại sử dụng những câu văn có kết câấ trùng điệp tạo nên nhịp điệu khẩn trương gấp gáp giống như sự chuyển vận của gió to và sóng lớn: “nứoc xô đá, đá xô song , sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gầm ghè suôố năm như lúc nào cũng dòi nợ xuýt bất cứ ngừoi lái đò nào tóm được qua đây”.Sau khi đưa ống kính bao quát toàn cảnh thác nứoc sông Đà, từ ngược tới xuôi, nhà văn mới tập trung đặc tả 1 con thác cụ thể, tiêu biểu, nhằm qua con thác ấy có thể tái hiện đwocj gương mặt dữ dằn, hung bạo của hàng trăm con thác khác trên sông Đà.Con thác này được miêu tả từ xa tới gần, ỳư âm thanh tới hình ảnh. Ở đây NT miêu tả thác nứoc qua cái nhìn của 1 người đi đò đang từng h từng phút phải đối mặt với cái chết.Chính vì thế mà vẻ dữ dội hung bạo của sông Đà đựơc hiện lên nổi bật hơn, thấm thía hơn và cũng hung bạo hơn.Từ âm thanh của tiếng thác nứơc “réo gầm mãi lại, réo to mãi lên” lúc thì như “oán trách” khi thì như “van xin, khiêu khích”, lúc thì nó rống lên như là “rừng tre nứa đang nổ lửa”. Đặc biệt là những tảng đá, những xoáy nước giữa lòng sông đã phô bày tất cả sức mạnh của mình để đe doạ con người, từ mặt nước đến sóng và đá đều mang tâm tính con người, đều biết hành động tính toán 1 cách chủ động với những mưu mô, nham hiểm và bí ẩn.Con sông Đà qua ngòi bút miêu tả của NT có lúc hiện lên như 1 con ngựa bất khan, có khi lại giống như 1 loài thuỷ quái khổng lồ hung ác, nham hiểm và độc địa.Con sông Đà mang cái dữ dằn bất khan của hổ báo mà con người khó có thể chinh phục.

            Nếu cái hung bạo của sông Đà được khám phá bằng con mắt của 1 người đi thuyền trên sông thì vẻ đẹp dịu dàng của nó được cảm nhận trc hết bằng cái nhìn của 1 người từ trên máy bay nhìn xuống.Cái nhìn toàn cảnh từ trên cáo khiến NT thấ sông Đà không chỉ giống “cái dây thừng ngoằn nghèo dưới chân mà còn mang 1 vẻ đẹp nhân hậu, nữ tính.Nguời đọc không khỏi xúc động, ngỡ ngàng say mê với những đoạn sông lặng lờ, êm ả chảy giữa 2 bờ với những cảnh sắc thật nen thơ như “màu sắc Đường thi”.Có chỗ bờ sông lại mang vẻ hoang dại như “một bờ tiền sử” và “hồn nhiên như 1 nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.Với vốn kiến thức phong phú, sự tưởng tượng bay bổng của nhà văn được thả sức tung hoành đẻ toạ nên những câu văn duyên dáng gợi cảm và hết sức mượt mà.Quan sát từ xa, nhà văn hình dung con sông Đà giống như mái tóc của 1 cô gái kiều diễm “con sông Đà tuôn dài như 1 áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban gạo tháng 2 và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”.Nhà văn Nt cũng đã nhận ra những sắc màu khác nhau của con sông Đà, nước sông biến đổi theo từng mùa trong năm, mỗi mùa lại có 1 vẻ đẹp 1 sức hấp dẫn riêng.Mùa xuân màu sông có màu xanh ngọc bích, còn mỗi độ thu về thì nước sông lại “ lừ lừ chin đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”.Có những lúc nét trữ tình thơ mộng của sông Đà được cảm nhận qua cái nhìn của 1 người đi rừng lâu ngày bỗng dưng gặp lại dòng sông.Trong cái nhìn này ánh nắng loang loáng hắt lên từ dòng sông cũng gợi trò chơi tinh nghịch của trẻ thơ, cũng loé lên một màu nắng Đường thi “Yên ba tam nguyệt, hạ dương châu” (Lý Bạch).Câu văn của ông lúc thì hối hả gấp gáp lúc thì chẫm rãi như tãi ra để diễn tả cái vẻ đẹp tĩnh lặng, nên thơ của con sông “cảnh vật vên sông ở đây lặng tờ, hình như từ đời Lý đời Trần quãng sông này lặng tờ đến thế mà thôi, thuyền tôi trôi qua 1 nương ngô nhíu lên mấy lá ngô non đầu mùa mà tịch không 1 bống người, 1 đồi cỏ ranh đang ra những nón búp…”

            Tuỳ bút “NLĐSĐ” bbọc lộ 1 vốn ngôn ngữ thật phong phú và giàu có của NT.Miêu tả âm thanh của dòng sông, con thác, ông đã sử dụng nhiều từ ngữ với đủ mọi sắc thái khác nhau.Ngay cả những tảng đá trên sông cũng được NT nhìn nhận như những sinh thể sống, chúng hệt như quân tướng dữ dằn của 1 đạo binh đang bày thạch trận, mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược “lại nham hiểm méo mó” lúc mới vào trận thì ra vẻ oai phong nhưng khi gặp con người tài trí thì lại tiu nghỉu vẻ mặt xanh lè thất vọng.Giọng điệu trong tác phẩm của NT cũng luôn có sự chuyển đổi.Miêu tả cảnh vượt thác, ông sử dụng những câu văn ngắn gọn lôi cuốn như trần thuật 1 trận đánh.Nhưng khi con sông xuôi về hạ lưu thì nhịp điệu câu văn lại như kéo dài ra, mang đậm chất trầm tư, mơ mộng đưa người dọc vào những hồi tưởng, suy tư và cảm xúc đầy chất thơ trc vẻ đẹp trử tình của con sông Đà.Câu văn của NT rất giàu hình tượng, giàu nhạc điệu, đặc biệt ông biết sử dụng mặt mạnh của nhiều ngành nghệ thuật để làm tăng khả năng biểu hiện của văn chương.Những thủ pháp nghệ thuật của điện ảnh như quay cận cảnh, viễn cảnh được NT sử dụng rất thành công.Cũng nhờ khả năng hiểu bíêt về hội hoạ mà trong tuỳ bút chúng ta thấy ống sử dụng những gam màu rất bạo, rất tài hoa.

            Nhưng nếu chỉ có 1 vốn kiến thức sâu rộng, 1 sự quan sát tỉ mỉ tinh tế và 1 ngòi bút tài hoa không thôi thì chưa đủ sức tạo nên 1 thiên tuỳ bút hấp dẫn đến thế. Điều quan trọng là nhà văn có 1 tình cảm gắn bó yêu thương sâu sắc vớ cảnh vật và con người Tây Bắc. Ồng bày tỏ niềm tin vài tương lai cải toạ sông Đà và say mê trc viễn cảnh tươi sáng của nhân dân các dân tộc Tây Bắc.Cũng bởi vậy mà đọc tác phẩm này ta them yêu và càng quý trọng hơn tấm lòng, tài năng và phong cách nt độc đáo của NT.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 14, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Phân tích hình tượng con sông đà trong tác phẩm Người lái đò sông đà(bài viết 3)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ