Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền

34.5K 29 3
                                    

Nội dung đặc điểm & phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Cần làm gì để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng ta hiện nay.

Trải qua gần 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam kể từ ngày thành lập (1930) và 65 năm lãnh đạo đất nước với vai trò là Đảng cầm quyền kể từ khi giành được chính quyền (1945), Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện đầy đủ vai trò là ngọn cờ tập hợp trí tuệ, sức mạnh và tinh hoa của dân tộc. Đó là vai trò không thể thay thế bởi lẽ nó là vai trò của trí tuệ và niềm tin, vai trò của sự thống nhất và đoàn kết, vai trò của sự hướng dẫn quần chúng hành động theo đúng quy luật khách quan và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đất nước. Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí cả những thử thách tưởng chừng khó vượt qua, Đảng vẫn luôn là người cầm lái kiên định, sáng suốt để lãnh đạo đất nước phát triển tới ngày hôm nay.

Khái niệm Đảng cầm quyền đã được Lênin nêu ra từ năm 1922. Theo Lê Nin thì Đảng cầm quyền là khái niệm để chỉ một thời kỳ mới, một giai đoạn cách mạng mới – Đó là thời kỳ mà CNXH không đơn thuần là cương lĩnh, mục đích, lý thuyết nữa mà đã trở thành công việc phấn đấu hàng ngày của Đảng. Đó là thời kỳ mà nhiệm vụ hàng đầu và trọng tâm là tổ chức xây dựng đất nước chứ không phải là nhiệm vụ giành chính quyền nữa. 

Từ năm 1925, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh” khi đề cập đến mô hình nhà nước trong tương lai và nhiệm vụ của nó, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng Cộng sản cầm quyền, tổ chức ra Chính phủ công - nông - binh, phát đất cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền… ra sức tổ chức kinh tế mới để thực hành thế giới đại đồng”. Đến trước khi vĩnh biệt đồng bào, đồng chí, trong Di chúc của mình, người còn di huấn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” .

Như vậy, nói một cách khái quát, Đảng cầm quyền là một khái niệm dùng để chỉ thời kỳ Đảng đã nắm được chính quyền và sử dụng chính quyền đó như một công cụ của giai cấp mà Đảng đó đại diện nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị của giai cấp.

Vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng ta đối với cách mạng Việt Nam là một tất yếu của lịch sử. Đảng ta ra đời là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê Nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, đã thể hiện cả tính tất yếu kinh tế và chính trị. Thực tiễn kể từ khi ra đời đến nay, cương lĩnh, đường lối và chính sách của Đảng về cơ bản phản ánh và đáp ứng được ý chí, nguyện vọng và những lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.

Trong mối quan hệ với hệ thống chính trị, Đảng là một bộ phận của hệ thống chính trị nhưng lại là hạt nhân lãnh đạo của toàn bộ hệ thống chính trị.  Đảng có một hệ tư tưởng khoa học, cách mạng, một hệ thống vật chất bao gồm tổ chức bộ máy, các cán bộ đảng viên được vận hành một cách khoa học. Và cao hơn cả là thực tế những gì mà Đảng đã đem lại cho nhân dân, cho dân tộc trong suốt cả chiều dài lịch sử kể từ khi Đảng ra đời đến nay là một minh chứng rõ ràng, không thể chối cãi. Từ một dân tộc mất nước, lầm than, nô lệ, Đảng đã chèo lái con thuyền cách mạng đưa đất nước, đưa dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và để cho chúng ta có ngày hôm nay. Nhân dân ta tự nguyện thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng ta rõ ràng không phải do sự áp đặt mà xét đến cùng là do tính tất yếu khách quan của cách mạng Việt Nam đã quy định sự cầm quyền của Đảng Cộng sản là một vấn đề mang tính quy luật và nguyên tắc, không có lực lượng chính trị nào thay thế được. Và đối với bản thân mình, Đảng cũng tự nhìn nhận vai trò và vị trí của mình một cách khách quan. Hồ Chí Minh, người sáng lập ra Đảng Cộng sản cho rằng:Sở dĩ Đảng có vinh dự giữ trọng trách to lớn đó là bởi mục đích của Đảng không có gì khác là “ lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản” ( Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tập 3, tr5). Vì vậy, “ Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” ( HCM TT, tập 5, tr 249) và “ Đảng ta chỉ có một điều là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ngoài ra, không còn có lợi ích nào khác”. Do đó Đảng được “dân tin, dân phục, dân yêu”.
Đảng cầm quyền là một vấn đề hết sức hệ trọng của cách mạng. Ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử cụ thể, Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền tháng 8/1945. Do thù trong, giặc ngoài, Đảng ta phải tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến cứu nước. Cho đến năm 1954, khi hòa bình được lập lại trên miền Bắc, Đảng ta mới bắt đầu lãnh đạo cuộc cách mạng xây dựng CNXH ở miền Bắc song song với lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai ở miền Nam. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất tháng 4/1975, Đảng mới bắt đầu lãnh đạo cách mạng XHCN trên phạm vi cả nước. Đặc điểm của ĐCS cầm quyền được thể hiện trong các nội dung sau:

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 26, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng cầm quyềnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ