Quan điểm của CN Mác-lênin và của Đảng, NN ta về tôn giáo

5.2K 8 2
                                    

Trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác-lênin và của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo, liên hệ công tác tôn giáo tại địa phương.

(Chú trọng phân tích quan điểm của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW (Nghị quyết TW 7- khóa IX))

Thực chất tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay. Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia và Việt Nam không là một ngoại lệ.

Tôn giáo, theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường hư ảo đối với hiện thực mà trong đó những lực lượng của tự nhiên và XH đã được nhân cách hoá thành những thế lực siêu nhiên để chi phối và thống trị con người.

Về mặt bản chất, tôn giáo không chỉ là một hình thái ý thức XH mà còn là một thực thể XH, được phản ánh từ tồn tại XH. Tuy nhiên, tôn giáo phản ánh một cách sai lệch, hư ảo (hoang đường) hiện thực nhưng đến lượt nó lại chi phối, tác động sai lệch hiện thực khách quan .

Khi nghiên cứu nguồn gốc của tôn giáo, CN Mác cho rằng: Con người sáng tạo ra tôn giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người; chính Nhà nước đó, XH đó nảy sinh ra tôn giáo.

Nguồn gốc của tôn giáo theo CN Mác -LNin, bao gồm nguồn gốc kinh tế-XH; nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý.

Trước hết là nguồn gốc nhận thức: tôn giáo đã nảy sinh trong xã hội mà trình độ sản xuất hết sức thấp kém, con người hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, bất lực trước những hiện tượng tự nhiên không thể giải thích được, dẫn đến sự bất lực, “bổ sung” bằng cách giải thích là có một lực lượng siêu nhiên có sức mạnh ghê gớm ở bên ngoài con người, đang chi phối con người. Vì vậy, tôn giáo lúc đầu là đa thần, tôn giáo gắn liền với đặc điểm nhận thức. Ánh sáng khoa học đi đến đâu thì tôn giáo lùi đến đó. Biết và chưa biết còn khoảng cách thì còn tôn giáo. Vì vậy, tôn giáo còn tồn tại lâu dài.

Thứ hai là nguồn gốc KT-XH: Khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp và có đối kháng giai cấp, con người phải chịu sự bóc lột của giai cấp thống trị, xã hội bất bình đẳng, con người không giải thích được, nên tìm đến tôn giáo. Con người tìm đến tôn giáo để được che chở bởi đức chúa trời, đức phật, thượng đế… Giai cấp thống trị luôn luôn sử dụng tôn giáo, lợi dụng triệt để tôn giáo để thống trị nhân dân, khống chế nhân dân.

Thứ ba là nguồn gốc tâm lý: Con người tìm đến tôn giáo như tìm đến niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần, tôn giáo đã có tác dụng giữ trạng thái thăng bằng, tâm tư, tình cảm của con người. Nó là quan niệm, lòng tin, tình cảm của con người trước những sức mạnh của tự nhiên, những biến cố của xã hội. Vì thế tôn giáo chỉ là hạnh phúc hư ảo, song người ta vẫn cần đến nó.

Tính chất của tôn giáo:

Tôn giáo có tính lịch sử, bởi vì tôn giáo có một quá trình ra đời, tồn tại và mất đi trong những điều kiện lịch sử nhất định.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 26, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Quan điểm của CN Mác-lênin và của Đảng, NN ta về tôn giáoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ