Thạch quyển là gì? Sự hình thành và cấu trúc của Thạch quyển. Vai trò của thạch quyển đối với sự sốn

17.2K 10 3
                                    

Câu 3: Thạch quyển là gì? Sự hình thành và cấu trúc của Thạch quyển. Vai trò của thạch quyển đối với sự sống Trái đất.

Trả lời:

+) Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá. Trên Trái Đất, thạch quyển bao gồm lớp vỏ và tầng trên cùng nhất của lớp phủ (lớp phủ trên hoặc thạch quyển dưới), được kết nối với lớp vỏ. Thạch quyển bị chia nhỏ ra thành các mảng khác nhau .

+) Đặc trưng phân biệt của thạch quyển không phải là thành phần của nó mà là các thuộc tính về sự trôi dạt của nó. Dưới ảnh hưởng của các ứng suất dài hạn và cường độ thấp gây ra các chuyển động kiến tạo địa tầng, thạch quyển phản ứng về cơ bản như là lớp vỏ cứng, trong khi quyển astheno có tác động như là một lớp chất lỏng có độ nhớt nhẹ. Cả lớp vỏ và tầng trên của lớp phủ trôi trên quyển astheno có "độ dẻo" cao hơn. Lớp vỏ được phân biệt với lớp phủ và như vậy là tầng trên của lớp phủ bằng sự thay đổi trong thành phần hóa học tại khu vực của điểm gián đoạn Mohorovicic.

Độ dày của thạch quyển dao động từ khoảng 1,6 km (1 dặm) ở các sống lưng giữa đại dương tới khoảng 130 km (80 dặm) gần lớp vỏ đại dương cổ. Độ dày của mảng thạch quyển lục địa là khoảng 150 km (93 dặm).

Do lớp bề mặt đang nguội đi trong hệ thống đối lưu của Trái Đất, độ dày của thạch quyển tăng dần lên theo thời gian. Nó bị chia cắt ra thành các mảng tương đối lớn, được gọi là các mảng kiến tạo và chúng chuyển động tương đối độc lập với nhau. Chuyển động này của các mảng thạch quyển được miêu tả như là kiến tạo địa tầng. Có hai dạng của thạch quyển là:

+Vỏ đại dương hay quyển sima là bộ phận cấu thành nên các đại dương ở lớp vỏ của Trái đất

-Về đặc điểm: lớp vỏ này có độ dày 6-15 km, nằm ở bên trên lớp vỏ Trái đất

-Về cấu tạo: lớp vỏ đại dương được cấu tạo bởi sắt, silic, magie và có 2 lớp là trầm tích (phía trên, dày 1 km), lớp bazan (ở giữa, dày 2,5 km). Ngoài ra, lớp này còn có thể có lớp gabbro ở dưới dày khoảng 5 km phân bố không liên tục. Ở lớp vỏ đại dương không có lớp granit (dưới lòng sâu đại dương).

+Vỏ lục địa hay quyển sial là lớp vỏ cấu thành nên các lục địa trên Trái đất. Bề dày trung bình của lớp vỏ này khoảng 40 km. Ranh giới giữa vỏ lục địa và manti là mặt Moho. Vỏ lục địa được nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát, khoan và địa chấn.

+) Thạch quyển có vai trò đặc biệt to lớn đối với sự sống trên lục địa. VD: Đất là nơi ở, là nơi cung cấp tài nguyên nguyên liệu cho cuộc sống của con người, là nơi cung cấp tất cả các cơ sở hạ tầng cho sự phát triển (đường sá, cầu cống, sân bay, khu CN,...)

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 20, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Thạch quyển là gì? Sự hình thành và cấu trúc của Thạch quyển. Vai trò của thạch quyển đối với sự sốnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ