CÂU 15: QUAN ĐIỂM CỦA HCM VỀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC CỦA CNXH:

9.1K 1 10
                                    

CÂU 15: QUAN ĐIỂM CỦA HCM VỀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC CỦA CNXH:

(+) MỤC TIÊU: hcm ý thức được rõ ràng giá trị của cnxh về mặt lý luận là quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là tìm ra con đường để thực hiện những giá trị này. Điểm then chốt, có ý nghĩa phương pháp luận của hcm là đề ra các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể xd cnxh trong mỗi giai đoạn cm khác nhau ở nước ta. Chính thông qua quá trình đề ra các mục tiêu đó, cnxh được biểu hiện với việc thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích thiết yếu của người lđ theo các nấc thang từ thấp đến cao tạo ra tính hấp dẫn, năng động của chế độ xh mới. ở hcm, mục tiêu chung của cnxh và mục tiêu phấn đấu của người là một. đó là độc lập, tự do dân tộc, hp cho nhân dân. Từ cách đặt vấn đề này, theo hcm, hiểu mục tiêu của cnxh nghĩa là nắm bắt nội dung cốt lõi con đường lựa chọn và bản chất thực tế xh mà chúng ta phấn đấu xd. Tiếp cận chủ nghĩa xh về phương diện mục tiêu là một nét thường gặp, thể hiện phong cách và năng lực tư duy lý luận khái quát của hcm. Hcm có nhiều cách đề cập mục tiêu của cnxh. Có khi người trả lời một cách trực tiếp " mục tiêu của cnxh là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đs vc và đs tinh thần của nhân dân, trước hết là NDLĐ". Hcm đã xđ các mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá độ lên cnxh trên tất cả các lĩnh vực của đsxh:

+) Mục tiêu chính trị: theo tt hcm, trong thời kỳ quá độ lên cnxh, chế độ chính trị phả là do NDLĐ làm chủ, nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân. Hai chức năng đó không tách rời nhau mà luôn đi đôi với nhau. Một mặt, hcm nhấn mạnh phải phát huy quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân, mặt khác lại yêu cầu phải chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chống lại chế độ xhcn. Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, hcm chỉ rõ các con đường và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hđ của các tổ chức chính trị - xh của quần chúng, củng cố các hình thức dân chủ đại diện...

+) Mục tiêu kt: theo hcm, chế độ chính trị của cnxh chỉ được đảm bảo và đứng vững trên cơ sở một nền kt vững mạnh. Nền kt mà chúng ta xd là nền kt xhcn với công - nông nghiệp hiện đại, khkt tiên tiến, cách bóc lột theo CNTB được bỏ dần, đsvc của nhân dân ngày cang được cải thiện. nền kt của nước ta cần phát triển toàn diện các ngành mà những ngành chủ yếu à công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiêp, trong đó "công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kt nước nhà".

+) Mục tiêu vh xh: theo hcm, vh là một mục tiêu cơ bản của cmxhcn. Vh thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần của xh, đó là xoa nạn mù chữ, xd, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển vh nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới,... về bản chất của nền vh xhcnvn, người khẳng định " phải xhcn về nội dung". Để có một nền vh như thế, ta phải phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc đồng thời học tập vh tiên iến của thế giới. phương châm xd nền vh mới là: dân tộc, khoa học, đại chúng. Hcm nhắc nhở phải làm cho vh có bề rộng, đồng thời phải có bề sâu. Trong khi đáp ứng mặt giải trí thì không được xem nhẹ nâng cao tri thức của quần chúng... Hcm đặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cmxhcn là đào tạo con người. bởi lẽ mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xd chính là con người. trong lý luận xd con người xhcn, hcm quan tâm trước hết đến mặt tt. Người cho rằng: muốn có con người xhcn, phải có tt xhcn, tt xhcn ở mỗi con người là kết quả của việc học tập, vận dụng, phát triển cn MLN, nâng cao lòng yêu nước, yêu cnxh. Hcm luôn luôn nhấn mạnh đến trau dồi, rèn luyện đạo đức cm, đồng thời người cũng rất quan tâm đến mặt tài năng, luôn tạo đk để mỗi người rèn luyện tài năng, đem tài năng cống hiến cho xh. Tuy vậy, hcm luôn gắn tài năng với đạo đức. theo người " có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tà thì làm việc gì cũng khó". Cũng như vậy, người luôn gắn phẩm chất chính trị với trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó "chính trị là tinh thần, chuyên môn là thể xác". Hai mặt đó thống nhất trong một con người. do vậy, tất cả mọi người phải luôn trau dồi đạo đức và tài năng.

(+) Động lực: để thực hiện ngững mục tiêu đó, cần phát hiện những động lực và những điều kiện đảm bảo cho động lực đó trở thành sức mạnh thúc đẩy công cuộc xd cnxh. Theo hcm, những động lực đó biểu hiện ở các phương diện: vc và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh. Người khẳng định, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là NDLĐ, nòng cốt là công nông trí thức. người cho rằng, không có chế độ xh nào coi trọng lợi ích chính đáng của cá nhân con người bằng chế độ xhcn. Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lđ sáng tạo của nhân dân, đó là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của cnxh. Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của đảng, thực hiện chức năng quản lý xh, đưa sự nghiệp xd cnxh đến thắng lợi. người đặc biệt quan tâm đến hiệu lực của tổ chức, bộ máy, tính nghiêm minh kỷ luật... Hcm rất coi trọng động lực kt, phát triển kt, sx,kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sx, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền kt với kĩ thuật, kt với xh. Cùng với động lực kt, hcm cũng quan tâm tới vh, khoa học, giáo dục, coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu của cnxh. Tất cả những yếu tố động lực đó là những nguồn lực tiềm tàng của sự phát triển. hcm cũng nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cnxh. Đây là hạt nhân trong hệ động lực của cnxh. Ngoài các động lực bên trong, theo hcm, còn phải kết hợp với sức mạnh thời đại, ăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của GCCN, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học thế giới. nét độc đáo trong phong cách tư duy biện chứng của hcm là ở chỗ bên cạnh việc chỉ ra các nguồn động lực phát triển của xhcn, người còn lưu ý, cảnh báo các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của cnxh, làm cho cnxh trở nên trì trệ, khô cứng, đó là tham ô, lãng phí, quan liêu mà người gọi chung là "giặc nội xâm". Giữa nội lực và ngoại lực, hcm xđ rất rõ nội lực là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng. chính vì thế, người hay nêu cao tinh thần tự chủ, độc lập, tự lực cánh sinh là chính, nhưng luôn luôn chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp để xd thành công xhcn trên cơ sở bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của vn, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, sống chan hoà, bình đẳng và phát triển

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 07, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

CÂU 15: QUAN ĐIỂM CỦA HCM VỀ MỤC TIÊU, ĐỘNG LỰC CỦA CNXH:Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ