bảo lãnh Ngân hàng của các tổ chức tín dụng

11K 3 10
                                    

bảo lãnh Ngân hàng của các tổ chức tín dụng

1. Khái niệm chung về bảo lãnh Ngân hàng

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng không thể coi là một nghiệp vụ tín dụng, bởi lẽ sau khi kí kết hợp đồng bảo lãnh với bên có quyền, Ngân hàng (hay tổ chức tín dụng) với tư­ cách là người bảo lãnh, không hề chắc chắn rằng sẽ phải ứng trước tiền ngay để trả nợ thay cho người được. bảo lãnh, chừng nào chưa biết người được bảo lãnh có thực hiện nghĩa vụ của họ hay không. Nói khác đi chỉ có thể coi là một nghiệp vụ tín dụng khi một người có hành vi ứng tr­ớc tiền một cách chắc chắn cho người khác sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả;

- Quan điểm thứ hai cho rằng, nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng có thể coi là một nghiệp vụ tín dụng, bởi lẽ trong hợp đồng bảo lãnh được kí kết với bên có quyền, rõ ràng bên bảo lãnh (Ngân hàng hay tổ chức tín dụng) có cam kết rằng họ sẽ ứng tiền để trả nợ thay cho người được bảo lãnh, khi người này không thực hiện nghĩa vụ đã đến hạn. Nói khác đi, nghiệp vụ này thực chất là một hành vi tín dụng có điều kiện, nghĩa là chỉ khi nào nảy ra điều kiện đó thì việc ứng trước tiền mới được thực hiện.

Trên ph­ương diện luật học, một trường phái cho rằng bảo lãnh Ngân hàng chỉ được hiểu nh­ư là một hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ, do một Ngân hàng (hay các tổ chức tín dụng) cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh, nếu người này không thực hiện đúng nghĩa vụ của họ với bên có quyền. Còn theo một trường phái khác, họ quan niệm rằng bảo lãnh Ngân hàng không chỉ là một hợp đồng bảo đảm nghĩa vụ (được kí kết giữa tổ chức tín dụng với bên có quyền), mà còn là một hợp đồng bảo đảm (được kí kết bởi các tổ chức tín dụng với khách hàng là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ trong một trái vụ cần được bảo đảm).

Ở Việt Nam, theo khoản l2, điều 20, Luật các tổ chức tín dụng thì bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.

2. Nội dung chế độ nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng

Điều chỉnh pháp lí đối với nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng là một vấn đề phức tạp, vừa mang tính kĩ thuật pháp lí vừa mang tính kĩ thuật nghiệp vụ, bao gồm việc xác định chủ thể, hình thức và nội dung sự bảo lãnh; trình tự, thủ tục bảo lãnh và các loại hình bảo lãnh.

a/ Chủ thể trong giao dịch bảo lãnh Ngân hàng

- Bên bảo lãnh

- Bên được bảo lãnh

- Bên nhận bảo lãnh.

Cấu trúc pháp lí của quan hệ pháp luật về bảo lãnh của các tổ chức tín dụng có thể được biểu diễn bằng mô hình sau đây:

(l): Hợp đồng dịch vụ bảo đảm giữa người bảo lãnh với người được bảo lãnh (có trả tiền thù lao là phí bảo lãnh);

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 06, 2010 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

bảo lãnh Ngân hàng của các tổ chức tín dụngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ