THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HĐ

4K 1 0
                                    

THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

1. Phạm vi nghiên cứu

Việc xác định thời điểm có hiệu lực của một hợp đồng là rất quan trọng. Bởi kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực thì quyền và nghĩa vụ của các bên mới phát sinh, và được pháp luật bảo vệ. Căn cứ vào các quy định hiện hành, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định tại nhiều thời điểm khác nhau, tùy thuộc vào hình thức của hợp đồng, tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên, cũng như những quy định khác của pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm này trên thực tế cũng như về mặt lý luận vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Đặc biệt là đối với những loại hợp đồng mà pháp luật buộc phải tuân thủ theo một hình thức nhất định (buộc phải công chứng, hoặc buộc phải công chứng và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền). Đối với những loại hợp đồng đó, việc tuân thủ hình thức là một yêu cầu bắt buộc và là một trong những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực (khoản 2 Điều 122, Điều 124 Bộ luật Dân sự). Thời điểm phát sinh hiệu lực của những hợp đồng này là không giống nhau, và không phải trong mọi trường hợp đều có thể xác định một cách rõ ràng (theo các quy định của pháp luật hiện hành). Để làm rõ hơn, trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ tập trung làm rõ thời điểm có hiệu lực của các nhóm hợp đồng sau:

1.1. Hợp đồng được lập thành văn bản, pháp luật không buộc phải thực hiện thủ tục công chứng và đăng ký quyền sở hữu;

1.2. Hợp đồng được xác lập bằng văn bản, phải được công chứng, và phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền (nếu pháp luật có quy định).

2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và cách xác định thời điểm của hợp đồng trong một số trường hợp mà pháp luật đã quy định.

2.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xem như một điều khoản trong hợp đồng

Như đã nêu tại mục 1, thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là không giống nhau đối với từng loại hợp đồng khác nhau. Điều này được thể hiện tại Điều 405 Bộ luật Dân sự: "Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác". Nghĩa là: các bên có thể thỏa thuận với nhau thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng, hoặc nếu các bên không thỏa thuận thì hợp đồng có thể phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm các bên giao kết hợp đồng hoặc thời điểm khác theo quy định của pháp luật. Trên nguyên tắc, "hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" - Điều 388 Bộ luật Dân sự, vì thế việc thỏa thuận của các bên liên quan đến thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cũng có thể được xem là một điều khoản trong hợp đồng - bởi việc thỏa thuận thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ là cơ sở để xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Việc xem thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng giữa các bên như một điều khoản của hợp đồng dẫn đến nếu như thỏa thuận đó không trái với pháp luật và đạo đức xã hội thì phải được pháp luật công nhận.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Dec 29, 2009 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

THỜI ĐIỂM CÓ HIỆU LỰC CỦA HĐWhere stories live. Discover now