Phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

13.5K 26 0
                                    

Chu Thần - Cao Bá Quát, một hiện tượng hiếm quý trong thơ trung đại. Mà, có lẽ cho đến nay, người đời vẫn chưa đánh giá một cách sâu sắc, đích thực.... về ông - nhất là mảng thơ Hán tự.

Nếu gọi ra điệu hồn riêng trong thơ chữ Hán của Cao Bá Quát, có thể khái quát trong mấy chữ này chăng: Một hồn thơ phóng khoáng, đôn hậu và cũng đầy kiêu hãnh, sâu sắc!

Với "Sa hành đoản ca" (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) - thi phẩm đặc sắc, trong chương trình Ngữ văn lớp 11, Cao Bá Quát thực sự đã kết đọng trong lòng độc giả những cảm nhận khó quên về một Người và cũng là một lớp Người: Nhà Nho tài tử! Những kẻ sĩ - nghệ sĩ yêu đến tôn thờ cái đẹp:

Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

(Một đời (ta) chỉ biết cúi đầu trước hoa mai!)

Những kẻ sĩ - nghệ sĩ, chân thành và kiêu hãnh trong cảm hứng trước thiên nhiên mà giãi bày tâm nguyện:

Bất kiến ba đào tráng

An tri vạn lí tâm

(Nếu không thấy được sóng hùng

Làm sao biết được tấc lòng muôn phương)

2. Đứng ở góc độ người dạy, muốn thẩm định thi phẩm "Sa hành đoản ca", tôi muốn nhấn tới một điều thiết thực, cơ bản trong giảng dạy. Đó là, giúp học sinh nắm bắt đời và thơ của thi sĩ họ Cao - tất nhiên, từ đó cần chỉ ra nét riêng, điệu riêng của thơ Chu Thần. Đấy chính là tâm thế, bức xúc của một thi nhân trước bao điều bất công, ngang trái; trước bao điều thực giả hỗn độn giữa sa mạc - cuộc đời! Cảm thức được điều đó, mới nhận ra, mới tường minh chất bản ngã, bản lĩnh riêng của nhà thơ họ Cao. Cao Bá Quát đã chọn hình thức biểu hiện của thơ ngũ ngôn - phù hợp với giọng điệu tâm tình, cho riêng những câu thơ đầu:

2.1 Trường sa phục trường sa,

Nhất bộ nhất hồi khước.

Nhật nhập hành vị dĩ,

Khách tử lệ giao lạc.

(Bãi cát dài lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi)

Những câu thơ đầu của "Sa hành đoản ca" mở ra một hiện trạng, một cảnh ngộ và cũng là sự lên tiếng đầy bức xúc, bức bối của nhân vật trữ tình (Khách tử).

Không gian và thời gian từ những câu thơ trên như đe doạ, như dồn lữ khách tới cái bi thương của hoàn cảnh: ngày sắp tàn (thời gian) mà không gian vẫn trải mở dằng dặc, mênh mang cát trắng (trường sa phục trường sa). Thực cảnh "bãi cát dài" ấy đem đến cảm giác thật rùng mình - "Đi một bước như lùi một bước". Hình ảnh "bãi cát dài" vì thế có thể khơi gợi cảm hứng từ hiện thực khách quan, "được hình thành trong những lần Cao Bá Quát đi thi Hội, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị" (Sách Ngữ văn lớp 11 - tập I, trang 40).

Nhưng, hình ảnh "Trường sa phục trường sa" trong thơ Cao, thực sự bức bách như nỗi ám ảnh tâm tưởng. Thế nên, sự lên tiếng của nhân vật trữ tình mới quá đỗi chân thực và xúc động: "Khách tử lệ giao lạc" (Lữ khách trên đường nước mắt rơi).

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Oct 14, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá QuátNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ