sach ga choi

6.1K 5 1
                                    

Gây giống và tuyển chọn Gà Chọi, Gà Đá, Gà Nòi 

Cách tuyển giống gà chọi 

Nuôi gà chọi, chơi gà chọi, đặc sản gà chọi đang là mốt hiện nay của nhiều gia đình và của xã hội. Tuy nhiên để nuôi được gà chọi, tuyển chọn được những con gà chọi hay, có hình dáng đẹp, sinh sản đạt yêu cầu thì nhiều người còn chưa thành thạo. Để giúp người nuôi, chơi gà chọi, làm giàu được từ gà chọi xin giới thiệu một số bí quyết sau: 

+ Chọn giống bố mẹ: 

Con bố: Khỏe, có tông giống, giống gà hay có nhiều đòn độc, sức chịu đòn dẻo dai, dáng đẹp được mình giọt mưa là tốt nhất vì hầu hết những con gà hay thường tài năng, phát tiết ra bên ngoài, ngoại trừ những trường hợp ẩn tướng như tướng ngủ như gà chết hoặc đêm nằm toàn bộ lông dựng đứng như lông nhím gọi là nhím kê. Quản gà (chân gà) thật thanh nhỏ, hàng vẩy hậu chân quá cựa, vảy đi và vảy kiếm rõ ràng mạch lạc. 

Gà mẹ: Khác dòng và cũng có những ưu điểm như: Mình thon nhỏ (để ấp trứng không bị vỡ, vì một số gà mái chọi to thường ấp vụng làm vỡ trứng) ngoài ra còn phải tông giống của những dòng gà tốt. 

Sau khi chọn giống bố mẹ đạt những phẩm cách trên đàn con ra đời thường mang đủ những ưu điểm của cả bố và mẹ như trên mới đạt yêu cầu. 

+ Cách chăm sóc: 
Từ khi mới nở đến 0,5kg ta vẫn có thể cho gà ăn thức ăn công nghiệp 30%. 
Gà trưởng thành: Khi gà được 1,8 – 2kg ta bắt đầu chọn những con gà tốt có những ưu điểm sau: 

Chọn gà hay 
Ở thời-đại phong-kiến, nhiều quốc-gia trên thế-giới có tục lệ chơi đá gà, một tục lệ thường được các vị vua chúa và quan-lại trong triều-đình ưa thích. Cũng như trò chơi giải-trí về đua ngựa và đua chó săn, các cuộc đá gà, ở một số nước Âu-châu và Trung-hoa, vào thời-kỳ phong-kiến ấy, cũng rất được thịnh-hành. 
Lúc đầu, tại các cung-điện nhà vua, người xưa chỉ tìm cái thú vui là để thấy con gà trống đá nào thắng: con gà nhạn (sắc trắng) hay con gà ô (lông đen) hoặc con tía vỉa (màu tía, sở-trường đá đòn vỉa, tức đòn luồn)? Nhưng khi những cuộc đá gà đã được phổ-quát trong các tầng lớp dân chúng, thì thú vui ấy, đã nhanh chóng nhường chỗ cho sự say-sưa đánh cuộc. Thay vì đánh cuộc trong các trận đua ngựa, thì họ lại đánh cuộc trong các trận đá gà. Tiền đánh cuộc rất lớn, có người phải khuynh-gia bại-sản! 
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế-giới đã có luật cấm, nhưng vẫn còn 27 quốc-gia hay miền xứ, hoặc được chính-quyền ‘giả lơ’ để người dân tổ-chức. Hoặc công-khai cho phép như ở Mễ-tây-cơ, quần-đảo Antilles, quần-đảo Nam-dương... và đặc-biệt là hải-đảo Bali, nơi rất nổi tiếng về việc đá gà. 

Ai cũng biết, đặc-tính bẩm-sinh của gà trống là hiếu-chiến. Loại gà trống nào cũng thích kèn cựa nhau, dù ở tình-trạng nào: hoang-dã ngoài rừng núi hay được dưỡng-nuôi trong các gia-đình. Tuy nhiên, có một vài giống gà lại hiếu-chiến hơn. Một vài loại có sức mạnh hơn. Và đôi khi, trong cùng một loại, lại có những con có dị-tướng, có những ngón đòn lạ... mà người ta thường bảo là ‘thần-kê’. Đó là lý-do 


thúc đẩy những ai muốn chơi gà chọi thì cần phải tìm-tòi và chọn lựa. 
1.- Chọn lựa loại gà 
Thực vậy, không phải gà nào cũng chọi nhau được. Vì gà chọi là một loại gà đặc-biệt, do sự đúc luyện liên-tiếp qua nhiều năm nhiều đời. Trong loại gà nầy, người chơi cũng phải dày công kén chọn mới gặp được gà hay. Có nuôi gà hay mới bõ công săn-sóc, mới có hy-vọng thắng những cuộc chọi nhau và chủ-nhân mới mong đoạt giải trong những ngày hội hoặc đánh cá, trong các cuộc chọi gà đỗ-bác. 
Thường thì những con gà dị-tướng là những con gà hay. Nhưng những dị-tướng đó, chỉ có các tay chơi sành sõi mới nhận thấy được. Những con gà được gọi là ‘linh-kê’ hay ‘thần-kê’ thường có tướng lạ lùng. Với tướng lạ đó, đấu trăm trận trăm thắng. Đến lúc về già, cái khí-thế oai-hùng ấy cũng không mất. Cho nên, người ta thường dùng chúng để tạo nên những thần-kê con, những linh-kê cháu... 
Gà có dị-tướng 
Trong cuốn ‘Các thú tiêu-khiển Việt-nam’, tác-giả Toan Ánh Nguyễn văn Toán có cho biết là các tay sành chơi ở nước ta, đã phân-biệt được 27 loại gà có dị-tướng. Sau đây xin đan-cử 5 loại trong 27 loại gà có tướng kỳ lạ đó: 
Gà tử-mị 
Gà tử-mị: Có 2 loại. Loại gà 1, khi ngủ thì năm ngay đày, sẩy cánh và xuôi giò. Và loại 2, khi ngủ thì đôi giò móc lên cây như dơi. 
Gà qui 
Gà qui. Hình giống như con rùa. Khi nằm, nó giấu chân đi, co đầu lại, thụt đuôi vào. Ta trông vào thân hình nó, đúng là thân con rùa, chỉ khác một điều là được phủ thêm lượt lông vũ. 
Gà độc nhãn, độc dao 
Gà độc nhãn, độc dao. Lúc mới sinh ra, chỉ có một mắt một cựa. Những con gà loại nầy thật là hung ác dữ tợn, không bao giờ nao núng trước địch-thủ. Đã chọi nhau thì đến chết cũng không chạy. 
Gà mắt ếch mắt mèo 
Gà mắt ếch mắt mèo. Mắt rất tinh, tránh đòn rất tài và tra đòn rất đúng. Loại gà nầy rất gan lỳ. Nếu bị trọng thương, cũng nằm lỳ chịu chết, nên tục-ngữ có câu: ‘Gà chân xanh mắt ếch, chém chết không chạy’. 
Gà tam nhĩ 
Gà tam nhĩ. Gà có 3 lỗ tai. Ở bên trái hoặc bên phải, ngoài lỗ tai thường, còn có một lỗ tai nhỏ. Lỗ tai nầy thường bị lông phủ kín, người lựa gà phải để ý, vạch lông ra mới thấy được. 
Khi nhìn một con gà, những tay chơi sành thường chú ý ngay đến sắc lông, tướng mạo, dáng đi, tiếng gáy... của nó. Nhiều con gà, đối với những con mắt người thường, chỉ là những con gà bỏ đi. Nhưng đến tay người sành sỏi nuôi gà thì lại là một con gà có quý tướng. Cho nên, kén chọn được một con gà chọi hay giữa một đàn gà, chẳng khác nào tìm được một vị tướng giỏi giữa chốn ba quân. 

Người chơi gà, khi kén chọn gà nòi, trước hết nhắm ở bề ngoài, nghĩa là ở mã gà, nhất là ở màu sắc lông gà. Theo họ, sắc lông gà cũng có nhiều ảnh-hưởng đến sự bền-bỉ, gan lỳ và khôn-ngoan. Năm màu lông thường được lựa chọn là: Nhạn, Xám, Điều, Ô và Nghệ. Vì năm màu nầy thuận với ngũ-hành Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. Người chơi gà cần phải hiểu ngũ-hành của năm sắc gà để biết sự xung-khắc theo nguyên-tắc dịch-lý. 

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Aug 22, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

sach ga choiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ