Câu 7: dân chủ

3.3K 0 0
                                    

Phân tích định nghĩa của Hồ Chí Minh về dân chủ. Làm rõ mối quan hệ về dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Dân chủ là khát vọng muôn đời của nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, dân chủ được Người kiến giải một cách giản dị, dễ hiểu, Người không định nghĩa dân chủ theo kiểu hàn lâm, bác học nhưng lại phản ánh được chiều sâu giá trị

Cách định nghĩa này của Hồ Chí Minh đã vượt qua những quan niệm thông thường trong nhận thức về dân chủ của các học giả tư sản. Nó khái quát được những giá trị lý luận của hai nền văn hóa Đông, Tây. Định nghĩa này đã nhấn mạnh chủ thể chân chính của chế độ mới là nhân dân. Họ đã trở thành người chủ nước nhà. Đây thực sự là một cuộc cách mạng về nhận thức đối với dân chủ ở Việt Nam. Bằng tư duy sắc sảo với ngôn từ giản dị, Hồ Chí Minh đã đảo lộn lại những tư tưởng dân chủ phong kiến thay bằng một tư tưởng cách mạng hiện đại.

“Dân là chủ” đã khẳng định rõ ràng địa vị người chủ trong chế độ chính trị, trong xã hội và nhà nước thuộc về người dân. Dân là chủ, nó đối lập với nô lệ, những thần dân hay thảo dân trong chế độ phong kiến cũng như thân phận nô lệ trong tình cảnh bị thực dân thống trị.

Nhưng nếu dân chủ chỉ dừng lại ở chỗ là chủ thì chưa hoàn thiện mà còn là “làm chủ”. Làm chủ phản ánh năng lực thực thi dân chủ của người dân. Năng lực đó được biểu hiện ở trình độ văn hóa, bản lĩnh, ý thức, trách nhiệm..., đó là nội hàm của năng lực dân chủ, thể hiện hành vi làm chủ. Chính địa vị người chủ và năng lực làm chủ đã khái quát đầy đủ nhất trong nhận thức về dân chủ của Hồ Chí Minh. Làm chủ, đó là hành động của dân, biểu hiện năng lực thực hành dân chủ, thước đo về trình độ phát triển ý thức dân chủ của dân với tư cách là chủ thể quyền lực, thực hiện sự ủy quyền chân chính của mình vào thể chế chính trị và thể chế nhà nước.

 Trên đây là những quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ, trong những quan niệm đó chúng ta có thể nhận thấy chủ thể dân chủ là dân, người dân, nhân dân, đồng bào, quần chúng lao động. Người đặc biệt quan tâm đến cốt lõi của dân chủ là lợi íchquyền lực; Người còn đặc biệt chú ý đến thực hành dân chủ, trước hết là dân chủ trong Đảng, rồi đến dân chủ trong Nhà nước đặc biệt là trong hoạt động của bộ máy hành pháp, đó là Chính phủ.

2. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

Dân chủ được Hồ Chí Minh đề cập đến một cách toàn diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó chủ yếu Người đặc biệt chú trọng đến ba lĩnh vực quan trọng nhất, đó là: Dân chủ trong chính trị, dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong văn hóa, tư tưởng.

Thực hiện dân chủ trong chính trị Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng đến việc thực hiện dân chủ trong Nhà nước, trong Đảng và trong các tổ chức chính trị - xã hội khác.

Dân chủ trong kinh tế theo Hồ Chí Minh là để đảm bảo quyền làm chủ về kinh tế của người lao động, của nhân dân. Điểm cốt lõi của dân chủ trong kinh tế là lợi ích. Thực hiện dân chủ trong kinh tế thì Chính phủ nhằm phục vụ lợi ích cho nhân dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, Nhà nước phải lo làm lợi cho dân. Để người dân thực sư làm chủ về kinh tế, theo Hồ Chí Minh phải thực hiện phân phối công bằng và hợp lý.

Dân chủ trong văn hóa, tư tưởng, đó là phải đem văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Phải xây dựng nền văn hóa mới đảm bảo tính dân tộc, khoa học và đại chúng. Trong chế độ dân chủ, Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện tự do tư tưởng, tôn trọng ý kiến của mọi cá nhân.

Mối quan hệ dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội(giữa dân chủ trong chính trị với dân chủ trong kinh tế và văn hóa, tư tưởng). Dân chủ trong chính trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng, dân chủ trong kinh tế là quyết định, dân chủ trong văn hóa tư tưởng là cần thiết và cấp bách. Ba lĩnh vực này tạo ra một mối quan hệ mật thiết hữu cơ không thể tách rời và không được xem nhẹ lĩnh vực nào.

Câu 1Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ