bằng chứng kiểm toán

Bắt đầu từ đầu
                                    

a. Kiểm tra đối chiếu

- Là việc KTV trực tiếp kiểm tra, đối chiếu xem xét các tài liệu, sổ sách kế toán và các tài sản hữu hình để kiểm tra tính đúng đắn của sổ sách kế toán và sự tồn tại, quyền sở hữu của các TS vật chất đó.

- Kiểm tra đối chiếu thường bao gồm 2 loại:

Kiểm tra vật chất

Kiểm tra tài liệu

* Kiểm tra vật chất (physical inspection):

- KTV trực tiếp tham gia kiểm kê hoặc chứng kiến kiểm kê tài sản thực tế về hàng hoá, vật tư tồn kho, máy móc thiết bị, tiền mặt tồn quĩ.... Sau đó đối chiếu với sổ sách kế toán để đánh giá.

- Cung cấp bằng chứng vật chất => có độ tin cậy cao,

+ Nhược điểm:

 Chỉ cho biết về sự hiện hữu của các tài sản mà không cho biết về:

 Quyền sở hữu và

 Giá trị của chúng.

=> Vì vậy kiểm kê vật chất phải đi kèm với các bằng chững khác để xác định quyền sở hữu và giá trị của các tài sản.

* Kiểm tra tài liệu (Documentary Inspection):

- Là xem xét, đối chiếu các tài liệu, văn bản, sổ sách, bao gồm:

+ Chứng từ với sổ kế toán

+ Sổ kế toán với báo cáo kế toán

+ Các báo cáo kế toán với nhau

+ Đối chiếu kỳ này với kỳ trước...

b. Quan sát.

- Là việc KTV xem xét, chứng kiến tận mắt các quá trình xử lý nghiệp vụ do các cán bộ đơn vị thực hiện -> xem qui định về qui trình nghiệp vụ có được tuân thủ.

"Thử nghiệm kiểm soát"

- Ưu: các bằng chứng thu thập được là các bằng chứng trực tiếp, khách quan, đáng tin cậy

- Nhược: Bằng chứng mang tính thời điểm, nhất thời, không khẳng định được sự việc luôn xảy ra như vậy.

c. Xác nhận

- Là việc thu thập các xác nhận của bên thứ 3 về các thông tin liên quan đến đối tượng được kiểm toán

VD: Xác nhận về số dư tiền gửi tại NH, về số dư các khoản phải thu, phải trả...

- Có 2 cách xác nhận:

+ Bên thứ 3 gửi thư xác nhận bằng văn bản

+ Bên thứ 3 chỉ gửi thư trả lời nếu thông tin đó là thông tin trái ngược

- Bằng chứng thu thập sẽ rất có giá trị nếu đảm bảo được các yêu cầu:

+ Xác nhận bằng văn bản

+ Tính độc lập, khách quan và trình độ của người trả lời xác nhận

-> KTV cần đề phòng: các thông tin xác nhận bị DN đạo diễn

d. Phỏng vấn.

- Là việc thu thập thông tin qua việc trao đổi, trò chuyện với những người trong hoặc ngoài đơn vị được kiểm toán.

- KTV phải chuẩn bị trước danh mục câu hỏi: hỏi gì? hỏi ntn -> tạo được niềm tin và khơi được sự sẵn sàng hợp tác của người được phỏng vấn

- Phải phỏng vấn nhiều người, không tin vào thông tin từ 1 người

- Phỏng vấn những người có trách nhiệm cao, phẩm chất tốt.

e. Tính toán

- Là việc kiểm toán viên trực tiếp tính toán lại các phép tính trên các sổ sách, chứng từ kế toán hoặc các bảng biểu... kiểm tra về số lượng, đơn giá, sự chính xác số học..

VD: Tính lãi đi vay, thu lãi tiền gửi, khấu hao TSCĐ, thuế...

- Các bằng chứng đáng tin cậy. Cần chú ý kiểm tra hệ thống xử lý thông tin trên máy, các nhân viên có can thiệp được vào hay không.

f. Phân tích

- Là sự đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với nhau và với các thông tin phi tài chính, chẳng hạn:

+ So sánh các thông tin tài chính kỳ này với các thông tin tài chính kỳ truớc

+ So sánh giữa số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, dự toán

+ So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành.

+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thông tin tài chính trong kỳ

+ Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính

=> Trên cơ sở đó phát hiện những vấn đề không hợp lý, không bình thuờng hoặc những vấn đề, những khoản mục tiềm ẩn rủi ro, sai phạm; phát hiện những mối quan hệ mang tính bản chất.

5.4. Xét đoán bằng chứng kiểm toán.

- Một số căn cứ để xét đoán bằng chứng:

+ Những bằng chứng ghi thành văn bản có độ tin cậy cao hơn bằng chứng bằng lời nói

+ Bằng chứng nguyên bản có giá trị hơn bằng chứng sao chụp

+ Bằng chứng thu thập từ các nguồn bên ngoài có độ tin cậy cao hơn bằng chứng được cung cấp bởi đơn vị được kiểm toán.

+ Những bằng chứng do KTV tự tính toán, thu thập được có độ tin cậy cao hơn những bằng chứng do người khác cung cấp.

+ Bằng chứng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau ở nhiều dạng khác nhau cùng chứng minh cho 1 vấn đề có độ tin cậy cao hơn so với các bằng chứng đơn lẻ.

* Chú ý: Nếu các bằng chứng khác nhau tự các nguồn khác nhau cho kết quả trái ngược nhau thì KTV phải hết sức thận trọng, phải giải thích được các sự khác biệt đó

5.5. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt

- ý kiến của các chuyên gia

- Thư giải trình của các nhà quản lý

- Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ

- Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác

- Bằng chứng về các bên hữu quan

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 24, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

bằng chứng kiểm toánNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ