Kỷ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng năng xuất cao

Bắt đầu từ đầu
                                    

- Muối hoà như sau : Po4- P -= 0,1 - 0,3 mg/l; SiO4 - S = 2mg/l; NH4 - N = 0,4 mg/l trở lên; NH3 < 0,1 mg/l. tỷ lệ N/P lớn thì tảo khuê nhiều; H2S <0,03 mg/l; Nếu pH thấp H2S dễ làm cho tôm bị ngộ độc.

Vị trí lấy mẫu để xác định các chỉ tiêu thường là gần đáy ao nơi cho tôm ăn. Ðiểm lấy mẫu chỉ tiêu pH cách mặt nước 0,5m. Ðiểm lấy mẫu đo nhiệt độ ở tầng giữa của ao. Sau khi trời mưa to hoặc bão xong phải đo cả ở tầng mặt và tầng đáy.

2.2 Bảo đảm lượng ôxy hoà tan trong nước :

- Bảo đảm lượng ôxy hoà tan trong nước bằng cách sử dụng máy quạt nước;

- Từ ngày bắt đầu thả giống đến ngày thứ 20 chỉ phải quạt nước vào ban đêm, những ngày trời râm và khi bổ sung nước ngọt mỗi ngày 2 - 4 tiếng;

- Từ ngày thứ 20 đến ngày thứ 40, mỗi đêm tăng lên 4 - 6 tiếng;

- Từ ngày thứ 40 trở đi quạt cả ban ngày và ban đêm, thời gian mỗi lần 4 - 6 tiếng;

- Nhu cầu máy quạt nước cho ao nuôi :

+ Thường ao có độ sâu 1,5m diện tích 5000 m2 phải dùng 4 - 6 máy;

+ Ao sâu 1,5 m trở lên cần 6 - 8 máy, máy đặt cách bờ 4 - 5m.

- Nếu nước ao bị xấu đi, sinh vật phù du chết nhiều làm màu nước thay đổi hoặc tôm bị bệnh phải dùng thuốc chữa bệnh thì phải mở máy liên tục cả ngày trừ những lúc cho tôm ăn.

2.3 Thay nước, bổ sung nước

Nói chung các ao nuôi năng suất cao phần lớn thực hiện mô hình ít thay nước. Nhưng trường hợp sau đây phải chú ý cần thay nước (tốt nhất là nước ngọt) :

- Màu nước đột nhiên biến thành trong, hoặc biến đen, biến trắng hay các màu khác;

- pH dưới 7,5 hoặc trên 9; biến động ngày đêm trên 0,5;

- Sau khi chạy máy quạt nước mặt nước xuất hiện nhiều bọt không tan; vật lơ lửng ở trong nước nhiều lên; H2S, NH3, COD vượt quá chỉ tiêu cho phép.

- Ðộ trong trên 80cm hoặc quá đục dưới 30cm.

Lượng nước thay mỗi ngày không quá 30%. Trong một giờ không quá 10% lượng nước cần thay (nếu muốn tăng lượng nước trong một giờ lên thì trước đó phải tháo một lượng nước trong ao, sau đó vừa thêm nước vừa tháo nước đến lúc đạt độ cao cần thiết thì thôi). Khi tôm lớn đạt cỡ 8 cm thì thêm nước ngọt để hạ độ mặn xuống 10 .

Việc thêm nước ngọt có ý nghĩa rất lớn cho việc phòng bệnh cho tôm vì đa số các loại vi sinh, ký sinh và một số virus gây bệnh cho tôm sống ở nước mặn đều bị chết khi gặp nước ngọt.

2.4 Biện pháp xử lý H2S và NH4

ở ao nuôi tôm, hàm lượng NH3 không được quá 0,5 mg/l; H2S không được quá 0,1 mg/l; nếu quá lượng trên tôm sẽ chết hàng loạt.

Biện pháp khống chế H2S và NH3 như sau :

+ Mật độ tôm giống phải hợp lý, thức ăn cho tôm ăn hằng ngày phải hợp lý; sử dụng vi khuẩn quang hợp bón xuống ao để giảm thiểu ô nhiễm đáy ao;

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 07, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Kỷ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng năng xuất caoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ