Mối quan hệ giữa HĐND với các cqnn ở đp, Phương hướng

8.2K 8 1
                                    

2. Mối quan hệ giữa HĐND với các cơ quan nhà nước ở địa phương

a) Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với ủy ban nhân dân

-. Hội đồng nhân dân bầu UBND cùng cấp, giao trách nhiệm cho UBND cùng cấp tổ chức thực hiện các Nghị quyết của mình trên phạm vi địa phương.

-UBND chịu sự kiểm tra, giám sát của HĐND. UBND phải báo cáo công tác trước HĐND, chịu sự chất vấn của HĐND, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các Nghị quyết của HĐND. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ, các thành viên của UBND có thể bị HĐND bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Trong quá trình giám sát hoạt động của UBND, khi thấy văn bản của UBND cùng cấp sai trái, HĐND có quyền bãi bỏ.

-HĐND quyết định việc phân bổ ngân sách địa phương, trong đó có ngân sách dành cho UBND.

-UBND có quyền đình chỉ việc thi hành Nghị quyết trái pháp luật của HĐND cấp dưới trực tiếp và đề nghị HĐND cấp mình bãi bỏ. UBND là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp, nhưng các thành viên chủ chốt của UBND lại cũng đồng thời nắm giữ chức vụ chủ chốt trong HĐND cùng cấp. Chính vì vậy, việc giám sát của HĐND đối với UBND nhiều khi không hiệu quả, bị hình thức và vì vậy ở địa phương UBND lại có xu hướng mang quyền lực lớn.

-Các nghị quyết của HĐND chỉ triển khai vào cuộc sống thông qua hoạt động của UBND cùng cấp

b) Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với Tòa án nhân dân địa phương

-HĐND giám sát thông qua việc xét báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cùng cấp, thực hiện việc chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn của Chánh án TAND cùng cấp.

- HĐND còn thực hiện việc bầu Hội thẩm nhân dân để tham gia việc xét xử và về nguyên tắc, khi xét xử hội thẩm nhân dân ngang quyền với thẩm phán. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh làm chủ tịch Hội đồng tuyển chọn thẩm phán TAND địa phương.

- TAND có quyền xét xử các thành viên HĐND nếu có hành vi vi phạm pháp luật.

c) Mối quan hệ giữa HĐND với Viện kiểm sát nhân dân địa phương

-HĐND giám sát thông qua việc xét báo cáo công tác của VKSND cùng cấp, chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn của Viện trưởng VKSND cùng cấp. Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh tham gia làm Chủ tịch HĐ tuyển chọn Kiểm sát viên VKSND cấp tỉnh, Kiểm sát viên VKSND cấp huyện.

-VKSND có quyền truy tố các thành viên HĐND nếu có hành vi vi phạm PL

3. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân các cấp

-Trong mối quan hệ giữa HĐND cấp tỉnh và cấp huyện: HĐND cấp tỉnh có quyền bãi bỏ văn bản cuả HĐND cấp huyện; miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường trực, trưởng các ban của HĐND cấp huyện; giải tán HĐND cấp huyện trong trường hợp HĐND cấp huyện làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân. HĐND cấp huyện quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trên phạm vi địa bàn.

-Trong mối quan hệ giữa HĐND cấp huyện và HĐND cấp xã: HĐND cấp huyện có quyền bãi bỏ văn bản cuả HĐND cấp xã; miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường trực, trưởng các ban của HĐND xã; giải tán HĐND cấp xã trong trường hợp HĐND cấp xã làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân. HĐND cấp xã quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện Nghị quyết của HĐND cấp huyện trên phạm vi địa bàn.

hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân trong thời gian qua không đạt hiệu quả như mong muốn. Các thành phần chủ chốt trong ủy ban nhân dân lại nắm giữ cương vị chủ chốt của Hội đồng nhân dân, làm cho việc giám sát ủy ban nhân dân như kiểu vừa đá bóng, vừa thổi còi. Mọi quyết định của Hội đồng nhân dân bị phụ thuộc vào ý chí của ủy ban nhân dân. Vì thực tế đó, quyền lực ở địa phương lại tập trung vào ủy ban nhân dân. Người ta muốn được là chủ tịch ủy ban nhân dân hơn là được làm chủ tịch Hội đồng nhân dân.

2. Phương hướng hoàn thiện chế định Hội đồng nhân dân

Khẩn trương xây dựng và đưa vào thực hiện quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp, trên cơ sở đó ổn định cơ bản các đơn vị hành chính ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xó. Kiện toàn thống nhất hệ thống cơ quan chuyên môn của các cấp chính quyền.

Tính thống nhất và thông suốt của hệ thống hành chính nhà nước được bảo đảm trên cơ sở xác định rừ vị trớ, trỏch nhiệm của chớnh quyền địa phương trong hệ thống cơ quan nhà nước. Chính quyền địa phương được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nhà nước đơn nhất, quyền lực của Nhà nước là thống nhất. Theo đó, cần điều chỉnh, bổ sung các quy định để thực hiện nhất quán chủ trương này, đồng thời có cơ chế bảo đảm nguyên tắc xây dựng chính quyền của dân, do dân và vỡ dõn, tăng cường công tác giám sát của cấp uỷ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với hoạt động của chính quyền địa phương.

Tổ chức hợp lí chính quyền địa phương, phân biệt rừ những khỏc biệt giữa chớnh quyền nụng thụn và chớnh quyền đô thị :

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 03, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Mối quan hệ giữa HĐND với các cqnn ở đp, Phương hướngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ