Mối quan hệ giữa HĐND với các CQNN khác trong BMNN

3.2K 3 0
                                    

I. vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân

Điều 119 Hiến pháp 1992 quy định:”HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”

Hội đồng nhân dân các cấp có các thẩm quyền chung sau đây:

- Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm  tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

- Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, TAND, VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

IV. Mối quan hệ giữa HĐND với các CQNN khác trong BMNN

1. Mối quan hệ giữa HĐND với các cơ quan nhà nước ở trung ương

a) Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân với Quốc hội

-QH quyết định thành lập trong BMNN một cơ quan là HĐND, quyết định chia HĐND thành mấy cấp, cơ cấu, nhiệm vụ , quyền hạn của các cấp.

-quyết định phân bổ kinh phí cho các tỉnh trong đó có HĐND

-UBTVQH giám sát và hướng dẫn hoạt động của HĐND các cấp; bãi bỏ các Nghị quyết sai trái của HĐND cấp tỉnh, giải tán HĐND cấp tỉnh.

-HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm bảo đảm việc thi hành các văn bản pháp luật cấp trên ở trong phạm vi địa bàn, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác trong phạm vi địa bàn. Chính vì vậy, các văn bản của trung ương chỉ được triển khai tốt và phát huy hiệu quả khi nhận được sự đồng tình, ủng hộ của HĐND địa phương.

c) Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với Chính phủ

-Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra HĐND tỉnh thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Tạo điều kiện để HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định: (1) Gửi cho HĐND tỉnh các văn bản của Chính phủ, giải đáp thắc mắc; (2) Bồi dưỡng đại biểu HĐND về kiến thức quản lý nhà nước; (3) bảo đảm cơ sở vật chất, tài chính để HĐND hoạt động.

-Chính phủ có quyền quyết định điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh. Việc điều chỉnh địa giới này ảnh hưởng trực tiếp đến việc phải thành lập HĐND mới trên các đơn vị hành chính mới.

-Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ thi hành Nghị quyết của HĐND tỉnh và đề nghị UBTVQH bãi bỏ.

-HĐND các cấp, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có quyền quyết định những đường lối phát triển, quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Hiệu quả các văn bản của Chính phủ muốn thực hiện tốt trên phạm vi địa bàn, cần phải được sự đồng tình, ủng hộ của các cơ quan này.

d) Mối quan hệ giữa HĐND với TAND tối cao, VKSND tối cao

- Về nguyên tắc, HĐND quyết định các biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản cấp trên ở địa phương mình, trong đó có văn bản của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, Thông tư của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.

-HĐND phối hợp với TAND tối cao khi thực hiện một số vấn đề như: bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động chánh án, phó chánh án các TAND địa phương; Điều động thẩm phán các TAND địa phương; Quy định số lượng hội thẩm của TAND địa phương; Quy hoạch cán bộ đối với TAND địa phương; Đề nghị Chủ tịch nước, Thủ tướng khen thưởng đối với các cán bộ thuộc TAND địa phương; Quyết định xây dựng trụ sở làm việc hoặc mở rộng trụ sở làm việc của TAND địa phương. Hình thức phối hợp này được thể hiện dưới dạng các thông báo hoặc trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc trực tiếp.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jun 03, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Mối quan hệ giữa HĐND với các CQNN khác trong BMNNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ