Câu 3: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

66.2K 48 27
                                    

a. Khái niệm mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến

Đối lập phép biện chứng, quan điểm siêu hình coi sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng trong thế giới là những cái tách rời nhau, giữa chúng không có sự liên hệ tác động qua lại, không có sự chuyển hóa lẫn nhau và nếu có chỉ là sự liên hệ mang tính chất ngẫu nhiên, gián tiếp, v.v... Ngược lại, phép biện chứng duy vật cho rằng, trong sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng của thế giới không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng có những mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc và phụ thuộc, qui định lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau v.v…

- Khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yêu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới. Những hình thức riêng biệt, cụ thể của mối liên hệ là đối tượng nghiên cứu của từng ngành khoa học cụ thể.

- Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ những mối liên hệ ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới. Đây chính là đối tượng nghiên phép biện chứng duy vật là những mối liên hệ chung, phổ biến nhất của thế giới. Vì vậy, Ăngghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”.

b. Tính chất của mối liên hệ

- Tính khách quan của mối liên hệ, tức là cái vốn có của các sự vật hiện tượng độc lập và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người; con người có thể nhận thức và vận dụng trong hoạt động thực tiễn;

- Tính phổ biến của mối liên hệ, tức là trong sự tồn tại của các sự vật và hiện tượng của thế giới không phải là sự tồn tại tách rời và cô lập lẫn nhau, mà chúng là một thể thống nhất. Trong thể thống nhất đó tạo thành những cấu trúc, những hệ thống và là một hệ thống mở bởi những mối liên hệ, tác động qua lại, ràng buộc và phụ thuộc, qui định, chuyển hoá cho nhau, v.v…

- Tính đa dạng phong phú của mối liên hệ, tức là các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau gắn liền với những điều kiện lịch sử nhất định.

c. Ý nghĩa phương pháp luận

- Xuất phát từ tính khách quan và phổ biến của mối liên hệ đã cho chúng ta thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.

Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta khi phân tích về sự vật phải đặt nó trong mối quan hệ với sự vật khác. Đồng thời phải nghiên cứu tất cả những mặt, những yếu tố, những mối liên hệ vốn có của nó. Qua đó để xác định được mối liên hệ bên trong, bản chất, v.v...để từ đó có thể nắm được bản chất, qui luật của sự vật và hiện tượng.

- Xuất phát từ tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ đã cho chúng ta thấy trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể.

Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khi nghiên cứu sự vật phải thấy sự tồn tại vận động và phát triển của bản thân các sự vật và hiện tượng là một quá trình có tính giai đoạn, tính lịch sử cụ thể. Cho nên khi phân tích tính toàn diện về các mối liên hệ của sự vật phải đặt nó trong mối quan hệ cụ thể, với những điều kiện lịch sử cụ thể của các mối quan hệ đó.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 20, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 3: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biếnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ