Pháp luật đại cương bài 1

14.5K 12 0
                                    

I. NGUỒN GỐC VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC

Từ thời kỳ cổ đại của lịch sử loài người đã có nhiều nhà tư tưởng đưa ra những cách giải thích khác nhau về nguồn gốc nhà nước.

- Theo thuyết thần học: cho rằng nhà nước do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung, do vậy, quyền lực nhà nước là vĩnh cửu, sự phục tùng quyền lực là cần thiết và tất yếu.

- Theo thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước là kết quả của sự phát triển gia đình, là hình thức tổ chức tất yếu của cuộc sống cộng đồng, vì vậy, nhà nước có trong mọi xã hội.

- Theo thuyết khế ước: cho rằng nhà nước ra đời là kết quả của một khế ước được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên và không có nhà nước, nhà nước phải đại biểu cho lợi ích của các thành viên trong xã hội và trở thành bộ máy phục vụ xã hội. Theo thuyết này, chủ quyền trong nhà nước về bản chất thuộc về nhân dân. Đây là học thuyết có tính cách mạng và tiến bộ, đã trở thành cơ sở tư tưởng, lý luận cho cách mạng tư sản lật đổ ách thống trị phong kiến.

- Theo Mác-Lênin: nhà nước hình thành không phải do siêu nhiên cũng không phải do gia đình mà là do sự phát triển của xã hội, khi xã hội có sự phân chia thành các giai cấp.

Để có cơ sở khoa học xác định nguồn gốc và sự ra đời của Nhà nước, trước hết cần nghiên cứu xã hội công sản nguyên thủy và những điều kiện phát sinh nhà nước từ xã hội đó.

1. Xã hội cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc - bộ lạc

Xã hội cộng sản nguyên thủy là xã hội chưa có giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật. Sự phân chia giai cấp dẫn đến sự ra đời của nhà nước và pháp luật lại nảy sinh chính trong quá trình phát triển và tan rã của xã hội đó.

Cơ sở kinh tế của xã hội công sản nguyên thủy được đặc trưng bằng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động với trình độ thấp kém của lực lượng sản xuất. Con người phải dựa vào nhau, sống chung, lao động chung và cùng hưởng thụ những thành quả lao động chung. Không ai có tài sản riêng, không có tình trạng người này chiếm đoạt tài sản của người kia.

Thị tộc tổ chức theo huyết thống và do những điều kiện về kinh tế, xã hội và chế độ quần hôn, người phụ nữ đóng vai trò chính trong thị tộc, vì thế, các thị tộc đã được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Đây là hình thái kinh tế - xã hội đầu tiên trong lịch sử (hình thái kinh tế-xã hội công sản nguyên thủy).

Quyền lực cao nhất trong thị tộc là Hội đồng thị tộc. Hội đồng thị tộc bao gồm các thành viên lớn tuổi trong thị tộc. Hội đồng thị tộc có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của thị tộc như tổ chức lao động sản xuất, tiến hành chiến tranh, tổ chức các nghi lễ tôn giáo, giải quyết các tranh chấp nội bộ,... Các quyết định của Hội đồng thị tộc thể hiện ý chí chung của mọi thành viên và có tính bắt buộc chung đối với mọi người.

Thị tộc là tổ chức tế bào cơ sở của xã hội công sản nguyên thủy, là một công đồng độc lập. Nhưng do sự phát triển của xã hội, các thị tộc đã mở rộng quan hệ với nhau, dân đến sự xuất hiện các bào tộc và bộ lạc.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: May 30, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Pháp luật đại cương bài 1Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ