CHƯƠNG 5. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

6.6K 5 1
                                    

CHƯƠNG 5. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

          Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự phát triển cao của sản xuất hàng hóa không chỉ về lượng, mà còn về chất so với các phương thức sản xuất trước đó; ngoài lượng hàng hóa khổng lồ mà nó tạo ra, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa còn làm xuất hiện loại hàng hóa mới- đó là hàng hóa sức lao động. Và khi sức lao động trở thành hàng hóa thì tiền tệ mang hình thái tư bản và gắn liền với đó là sự xuất hiện quan hệ giữa nhà tư bản và người công nhân làm thuê. Bản chất mối quan hệ này thể hiện ở chỗ nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư do người công nhân làm thuê tạo ra. Giá trị thặng dư là nguồn gốc hình thành thu nhập của nhà tư bản và tập đoàn trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trọng tâm học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác- một trong những phát minh vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác- xoay quanh vấn đề “hòn đá tảng” này trong học thuyết kinh tế của chủ nghĩa Mác về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN

1. Công thức chung của tư bản

Tiền là vật phẩm cuối cùng trong lưu thông hàng hoá, đồng thời cũng là hỡnh thức biểu hiện đầu tiên của tư bản. Lúc đầu, mọi tư bản đều biểu hiện dưới hỡnh thức một số tiền nhất định; tuy nhiên bản thân tiền không phải là tư bản, mà chỉ trở thành tư bản khi được sử dụng để bóc lột sức lao động của người khác.

Sự vận động của tiền thông thường (tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn H-T-H (hàng-tiền-hàng) và tiền là tư bản (tiền trong lưu thông tư bản T-H-T’ (tiền-hàng-tiền). Giữa hai hỡnh thức vận động trờn của tiền a) cú sự giống nhau về hỡnh thức vỡ trong chỳng đều có sự đối lập giữa mua và bán; tiền và hàng; người mua và người bán. b) có sự khác nhau về chất. Nếu trong lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng việc bán (H-T) rồi kết thỳc ở việc mua (T-H) tạo ra vai trũ trung gian của tiền (bởi trong lưu thông này, mục đích cuối cùng của lưu thụng là giỏ trị sử dụng của hàng húa); thỡ trong lưu thông hàng hóa tư bản bắt đầu từ việc mua (T-H) rồi kết thúc ở việc bán (H-T) tạo ra vai trũ trung gian của hàng (bởi trong lưu thông này, mục đích cuối cùng là giá trị, là giá trị lớn hơn giá trị khi mua vào để bán).

Tiền trong lưu thông tư bản vận động theo công thức T-H-T’, trong đó T’=T+ ∆t (∆t là số tiền trội hơn T, được gọi là giá trị thặng dư và kí hiệu là m). Số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản. Như vậy, tiền chỉ biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Công thức T-H-T’ với T’= T+m được coi là công thức chung của tư bản. Mọi tư bản đều vận động theo công thức (quy luật) này, với mục đích cuối cùng là đem lại giá trị thặng dư.

Như vậy, tư bản là tiền tự lớn lên hay giá trị sinh ra giá trị thặng dư hay nói cách khác, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư, mục đích lưu thông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư nên sự vận động của tư bản là không có giới hạn do sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.

25 CÂU HỎI-TRẢ LỜI PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ