QTTC: Các tỷ số tài chính

22.5K 9 2
                                    

Các tỷ số tài chính chủ yếu

1. Các tỷ số về khả năng thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn = TSLĐ và đầu tư ngắn hạn / Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho) / Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi / Lãi vay phải trả

1.1.Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Hệ số thanh toán ngắn hạn =(Tổng tài sản lưu động)/(Tổng nợ ngắn hạn)

- Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, nó cho biết tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn của công ty được trả bằng các tài sản tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.

- Hệ số này của từng công ty thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, tuy nhiên mỗi ngành sẽ có một hệ số trung bình khác nhau.

1.2. Hệ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh =(Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho)/(Tổng nợ ngắn hạn)

- Hệ số này nói lên việc công ty có nhiều khả năng đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn vì công ty dễ dàng chuyển từ tài sản lưu động khác về tiền mặt.

- Hệ số này cũng thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, thông thường khả năng thanh toán của công ty được đánh giá an toàn khi hệ số này > 0,5 lần vì công ty có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần đến các nguồn thu hay doanh số bán.

2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản

Tỷ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản

Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu / Giá trị TSCĐ

2.1. Hệ số nợ
Hệ số nợ = (Nợ phải trả)/ (Tổng tài sản)
Hệ số này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu.

- Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, như vậy 1 hệ số nợ/ tổng tài sản là hợp lý sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng tự tài trợ của công ty.

2.2. Hệ số cơ cấu nguồn vốn
Hệ số cơ cấu nguồn vốn = (Lợi nhuận sau thuế)/ Vốn chủ sở hữu)

- Hệ số này phản ánh tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của công ty.

- Để xác định mức độ phù hợp về tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty sẽ phụ thuộc rất lớn vào hoạt động và chính sách của từng công ty cũng như của từng ngành.

3. Các tỷ số về cơ cấu vốn: 

4. Các tỷ số về hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản, hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp.

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / hàng tồn kho bình quân

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = 360 ngày / Số vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Các khoản phải thu bình quân

Kỳ thu tiền trung bình = 360 ngày / Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / TSLĐ bình quân

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản bình quân

5. Các tỷ số về doanh lợi: Phản ánh hiệu quả sử dụng các tài nguyên của doanh nghiệp, hay phản ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp.

Doanh lợi doanh thu (ROS) = Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần

Doanh thu tổng tài sản (ROA) = Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản bình quân

Doanh lợi vốn chủ sở hữu(ROE) = lợi nhuận ròng / VCSH bình quân
5.1. Hệ số tổng lợi nhuận:

Hệ số tổng lợi nhuận = (Doanh số - Trị giá hàng đã bán theo giá mua)/(Doanh số bán)

- Hệ số này cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào (vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.

- Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là đem so sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công ty cùng ngành, nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh cao hơn, thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí đầu vào.

5.2. Hệ số lợi nhuận ròng
Hệ số lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế)/(Doanh thu thuần)

- Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế) của một công ty so với doanh thu của nó. Hệ số này càng cao thì càng tốt vì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty.

- Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn trong bản thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng yếu tố đầu vào tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận cao hơn. Đây là một trong các biện pháp quan trọng đo lường khả năng tạo lợi nhuận của công ty năm nay so với các năm khác.

5.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
ROA = (Lợi nhuận sau thuế)/ (Tổng tài sản)

- ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty.

- Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty.

5.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE)
ROE = ( Lợi nhuận sau thuế)/Vốn chủ sở hữu

- ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn, vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Apr 27, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

QTTC: Các tỷ số tài chínhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ