I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN

Bắt đầu từ đầu
                                    

- Mâu thuẫn sâu sắc giữa LLSX mang tính xã hội hoá với QHSX mang tính chất tư nhân TBCN đã bộc lộ qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 và hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại CNTB. Thể hiện giai cấp vô sản đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội

- Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản nảy sinh yêu cầu khách quan là nó phải được soi sáng  bằng lý luận khoa học. Chủ nghĩa Mác ra đời là sự đáp ứng yêu cầu khách quan đó; đồng thời chính thực tiễn cách mạng đó cũng đã trở thành tiền đề thực tiễn cho sự khái quát và phát triển lý luận chủ nghĩa Mác.

* Tiền đề lý luận:

- Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó trực tiếp là: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học cổ điển Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp

- Triết học cổ điển Đức, đặc biệt là triết học của Hêghen và Phoiơbắc đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của con người Mác. Trên cơ sở phê phán tính chất duy tâm thần bí trong triết học Hêghen, C.Mác và P.Ăngghen đã kế thừa phép biện chứng của ông để xây dựng phép biện chứng duy vật. Với Phoiơbắc, C.Mác và P.Ăngghen đánh giá cao vai trò tư tưởng của ông trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, khẳng định giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào ý thức của con người, tạo tiền đề quan trọng cho bước chuyển biến của Mác và Ăngghen từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật - một tiền đề lý luận của quá trình chuyển từ lập trường chủ nghĩa dân chủ - cách mạng sang lập trường CNCS.

- Kinh tế chính trị cổ điển Anh với những đại biểu lớn là A.Smith và Đ. Ricácđô đã góp phần tích cực vào quá trình hình thành quan niệm duy vật về lịch sử của chủ nghĩa Mác. Từ đó, C. Mác đã giải quyết những bế tắc mà bản thân các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh đã không thể vượt qua để xây dựng lên lý luận về GTTD, luận chứng khoa học về bản chất bóc lột của CNTB và nguồn gốc kinh tế của sự diệt vong tất yếu của CNTB cũng như sự ra đời tất nhiên của CNXH.

- CNXH không tưởng đã có quá trình phát triển lâu dài và đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Kế thừa tinh thần nhân đạo và những quan điểm đúng đắn của các nhà CNXH không tưởng về lịch sử, về đặc trưng của xã hội tương lai đã trở thành một trong những tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của lý luận khoa học về CNXH trong chủ nghĩa Mác

* Tiền đề khoa học tự nhiên

Cùng với những điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận, những thành tựu khoa học tự nhiên cũng vừa là tiền đề vừa là luận cứ và là những minh chứng khẳng định tính đúng đắn về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác; trước hết phải kể đến phát hiện ra quy luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, thuyết tiến hoá và thuyết tế bào.

=> Như vậy sự ra đời của chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp quy luật; nó vừa là sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội đương thời, của tri thức nhân loại thể hiện trong các lĩnh vực khoa học, vừa là sản phẩm năng lực tư duy và tinh thần nhân văn của những người sáng lập ra nó.

I.       KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MAC-LÊNINNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ