Chuong 1 Khai niem, lich su phat trien va nguon goc cua luat quoc te

23.9K 7 4
                                    

CHƯƠNG I

KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

* Mục đích nghiên cứu của chương I:

- Chương I là chương lý luận chung và là chương mở đầu cho việc tìm hiểu bộ môn luật quốc tế. Đây là chương rất quan trọng, nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về hệ thống luật quốc tế như: khái niệm, đặc điểm, nguồn của luật quốc tế...làm tiền đề cho việc học tập và nghiên cứu các vấn đề pháp lý cụ thể của hệ thống luật quốc tế trong các phần tiếp theo của môn học.

- Trên cơ sở các kiến thức thu nhận được từ chương này, sinh viên sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về môn học, đồng thời đưa ra được các cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa luật quốc tế và luật quốc gia, đồng thời thấy được mối quan hệ biện chứng giữa hai hệ thống pháp luật độc lập này.

* Tài liệu tham khảo: Để có thể nắm được các kiến thức trong chương này, sinh viên cần tham khảo và nghiên cứu một số tài liệu quan trong sau:

1. Giáo trình LQT trường Đại học Luật Hà Nội

2. Luật quốc tế Lý luận và thực tiễn

3. Hiến chương Liên hợp quốc

4. Quy chế Tòa án công lý quốc tế

5. Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc hợp tác hữu nghị giữa các thành viên Liên hợp quốc

6. Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia

I. KHÁI NIỆM

1. Định nghĩa

a. Giải thích một số thuật ngữ cơ bản liên quan đến luật quốc tế

- Luật Quốc tế hiện đại: Là luật quốc tế hình thành sau Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đến nay.

- Luật Quốc tế Xã hội chủ nghĩa: Là khái niệm xuất hiện sau khi có hệ thống XHCN thế giới và mất đi cùng với sự tan rã của hệ thống đó. Nó bao gồm các nguyên tắc và quy phạm pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa các nước trong cộng đồng XHCN, các quan hệ này có tính chất đặc biệt thể hiện sự hợp tác và nhân nhượng cao hơn so với các quan hệ khác. Hiện nay, Luật quốc tế XHCN không còn tồn tại cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Quan hệ giữa các nước XHCN với nhau và với các nước tư bản chủ nghĩa hiện nay đều được giải quyết trên cơ sở Luật quốc tế hiện đại.

- Luật quốc tế chung: Là khái niệm dùng để chỉ tổng hợp những nguyên tắc và qui phạm pháp lý quốc tế được thừa nhận rộng rãi và có giá trị bắt buộc chung đối với các quốc gia, không phận biệt chế độ chính trị, kinh tế, xã hội...

- Luật quốc tế khu vực: Là tổng hợp những nguyên tắc và qui phạm pháp lý dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, các Chính phủ trong cùng khu vực địa lý, cùng xu hướng chính trị hoặc tôn giáo...(EU, ASEAN...).

- Công pháp quốc tế: Là ngành luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật...nảy sinh giữa các quốc gia trong quan hệ hợp tác với nhau. Tên gọi này cũng nhằm phân biệt với một ngành luật khác điều chỉnh các quan hệ dân sự mở rộng trong hệ thống pháp luật quốc gia, đó là tư pháp quốc tế. Trong tác phẩm Luật quốc tế của Openhem chỉ ra rằng "Công pháp quốc tế phát sinh khi chúng ta đặt các quốc gia cạnh nhau, tư pháp quốc tế phát sinh khi đặt các hệ thống pháp luật cạnh nhau".

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Feb 18, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Chuong 1 Khai niem, lich su phat trien va nguon goc cua luat quoc teNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ