III. Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học

Bắt đầu từ đầu
                                    

Nhờ hai phát kiến vĩ đại: chủ nghĩa duy vật lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, các ông đã luận giải một cách khoa học sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, (đây được coi là phát kiến lớn thứ ba của C. Mác và Ph. Ăngghen), khắc phục một cách triệt để những hạn chế có tính lịch sử của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

2. Các giai đoạn cơ bản trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học

a) C. Mác và Ph. Ăngghen đặt nền móng và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học (1844-1895)

Quá trình C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội - khoa học có thể chia thành ba thời kỳ nhỏ.

- Thời kỳ thứ nhất (1844-1848):

Nét tiêu biểu trong thời kỳ này là C.Mác và Ph.Ăngghen chuyển từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa xã hội, từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng. Sự chuyển biến ấy được phản ánh trong các tác phẩm tiêu biểu như: Lời nói đầu của Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, Bản thảo kinh tế - triết học 1844, Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh, Gia đình thần thánh, Hệ tư tưởng Đức, Sự khốn cùng của triết học...

Sự xuất hiện tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản vào đầu năm 1848 do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo đánh dấu sự hình thành về cơ bản

24

chủ nghĩa xã hội khoa học. Những nguyên lý cơ bản được nêu ra trong tác phẩm này đã đặt cơ sở cho chủ nghĩa xã hội khoa học, nó thừa nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và là người xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nó chứng minh cách mạng xã hội chủ nghĩa là điều kiện tất yếu để chuyển chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, để giai cấp công nhân từ giai cấp bị bóc lột trở thành giai cấp thống trị cả về chính trị và kinh tế. Nó thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh vì một xã hội mới. Nó cũng chứng minh sự cần thiết phải thực hiện chủ nghĩa quốc tế vô sản trong phong trào cộng sản và công nhân...

- Thời kỳ thứ hai (1848-1871):

Thời kỳ này bao quát những sự kiện của cách mạng dân chủ tư sản của các nước Tây Âu (1848-1851), việc thành lập Quốc tế I (1864). Điều nổi bật trong thời kỳ này được đánh dấu bằng việc xuất bản tập I bộ Tư bản của Mác (1867) khẳng định thêm một cách vững chắc địa vị kinh tế - xã hội và vai trò lịch sử của giai cấp công nhân.

Trong thời kỳ này, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học được phát triển phong phú thêm nhờ tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của giai cấp công nhân. Mác đã rút ra kết luận hết sức quan trọng là, để giành lại quyền thống trị về chính trị, giai cấp công nhân cần đập tan bộ máy nhà nước quan liêu tư sản, xây dựng một nhà nước mới, nhà nước chuyên chính vô sản. Các nhà sáng lập chủ nghĩa khoa học đã xây dựng học thuyết về cách mạng không ngừng, về liên minh giai cấp của giai cấp công nhân, về chiến lược, sách lược đấu tranh giai cấp, về lựa chọn các phương pháp và hình thức đấu tranh trong các thời kỳ phát triển và suy thoái của cách mạng, v.v......

- Thời kỳ thứ ba (1871-1895):

C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm Công xã Pari, được thể hiện trong các tác phẩm chủ yếu Nội chiến ở Pháp, Phê phán Cương lĩnh Gôta, Chống Đuyrinh, Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước......

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Jan 11, 2009 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

III. Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ