Quan diem doi ngoai cua Dang ta

Bắt đầu từ đầu
                                    

Trong tình hình hiện nay, Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách đối ngaọi hoà bình, hợp tác và hữu nghị với các nước trên thế giới, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước XHCN, các nước láng giềng, các nước trong khu vực, đồng thời phát triển quan hệ quốc tế với tất cả các nước lớn với các trung tâm kinh tế - chính trị trên thế giới.

Nhiệm vụ đối ngoại của Việt Nam là :Tiếp tục giữ vững môi trường hoà bình và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công  nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trong nhiệm vụ này có hai nội dung được xác định.

Nội dung thứ nhất là xác định nhiệm vụ, trách nhiệm của hoạt động noại giao việt nam đối với dân tộc và đất nước ta. Nội dung thứ hai là xác định trách nhiệm của hoạt động ngoại giao Việt Nam đối với Cách mạng thế giới.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, chúng ta cần quán triệt đường lối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng ;đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngaọi với tinh thần :Việt Nam sẳn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình và độc lập phát triển.

Tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngaọi là phải giữ vững nguyên tắc vì độc lập thống nhất đất nước và XHCN. Đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lý các tình huống phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể nước ta, với những diễn biến của tình hình thế giới và các đối tác quan hệ với ta. Bởi lẽ, trong quan hệ với nước ta để làm ăn, có nước quan hệ với nước ta để chống phá chế độ XHCN, xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào nội bộ ta. Với phương châm "Dĩ bất biến, ứng vạn biến " mà Bác Hồ thường căn dặn. Chính sách đối ngoại của nước ta vừa phải kiên trì nguyên tắc giữ vững lập trường cơ bản, vừa phải linh hoạt trong sách lược, bước đi và biện pháp. Chấp nhận thắng lợi từng bước để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Trong khi quyết tâm theo đuổi mục tiêu cao nhất của dân tộc là độc lập và CNXH, chính sách đối ngoại của ta cũng phải biết nhân nhượng, thậm chí bước lùi tạm thời ở thời điểm cần thiết để rồi tạo điều kiện tiếp tục tiến lên. Sự mền dẻo và linh hoạt trong sách lược là không phải giảm đi tính chiến đấu, không phải phai mờ bản sắc của dân tộc mà là sự tinh khôn là bản chất của ngoại giao Việt Nam.

Mở rộng nhiều mặt song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, các trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực theo các nguyên tắc tôn trọng và độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ lẫn nhau, không dùng các vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ;bình đẳng và cùng có lợi, giải quyết các bất đồng và các tranh chấp bằng thương lượng hoà bình.

Tại hội nghị BCH TW lần thứ 3 - Khoá III của Đảng đã đề ra phương châm xử lý trong mối quan hệ đối ngaọi mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị chỉ đạo.

Một là : Đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, lợi ích chân chính của nhân dân ta là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc. Phát triển nhanh kinh tế - xã hội làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh, giữ vững ổn định chính trị. Công tác đối ngoại vừa phục vụ lợi ích chân chính của dân tộc vừa góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Khi thực hiện nghĩa vụ dân tộc, chúng ta luôn chú ý mối quan hệ quốc tế, đoàn kết và hợp tác với các nước, các tổ chức, các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Chúng ta xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, sức mạnh của dân tọc kết hợp chặt chẽ với sức mạnh thời đại. Đó là nhân tố làm nên thắng lợi CM Việt Nam. Trong hoạt động đối ngaọi hiện nay mà không đặt lợi ích dân tộc chân chính lên hàng đầu, lên trên hết thì đó là sai lầm lớn. Nhưng nếu chúng ta không chú ý, bỏ rơi chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, tách rời chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế thì sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Điều đó không chỉ gây tổn hại cho CM thế giới mà còn làm cho CM Việt Nam gặp khó khăn. Vì lẽ đó, việc kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân không chỉ vì lợi ích của CM thế giới mà còn vì lợi ích của CM Việt Nam.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Mar 03, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Quan diem doi ngoai cua Dang taNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ