Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội

32.9K 15 8
                                    

2.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh

- Trên cơ sở lập trường duy vật biện chứng, Hồ Chí Minh đã sớm đánh giá đúng đắn bản chất, qui luật của chiến tranh, tác động của chiến tranh đến đời sống xã hội.

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, cuộc chiến tranh do thực dân Pháp tiến hành ở nước ta là cuộc chiến tranh xâm lược. Ngược lại cuộc chiến tranh của nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược là cuộc chiến tranh nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước

- Xác định tính chất xã hội của chiến tranh, phân tích tính chất chính trị - xã hội của chiến tranh xâm lược thuộc địa, chiến tranh ăn cướp của chủ nghĩa đế quốc, chỉ ra tính chất chính nghĩa của chiến tranh giải phóng dân tộc.

* Hồ Chí Minh đã xác định tính chất xã hội của chiến tranh: chiến tranh xâm lược là phi nghĩa, chiến tranh chống xâm lược là chính nghĩa, từ đó xác định thái độ của chúng ta là ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa

* Kế thừa và phát triển tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về bạo lực cách mạng, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn chiến tranh cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: "chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành đọng bạo lực, độc lập, tự do không thể cầu xin mà có được phải dùng bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền"

* Bạo lực cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh được tạo bởi sức mạnh của toàn dân, bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang.

- Hồ Chí Minh khẳng định: Ngày nay chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta là chiến tranh nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

* Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Hồ Chí Minh luôn coi con người là nhân tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh. Người chủ trương phải dựa vào dân, coi dân là gốc, là cội nguồn của sức mạnh để "xây dựng lầu thắng lợi".

* Chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là cuộc chiến tranh toàn dân, phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

* Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đánh giặc phải bằng sức mạnh của toàn dân, trong đó phải có lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Kháng chiến toàn dân phải đi đôi với kháng chiến toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, đánh địch trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá...

Sự khái quát trên đã phản ánh nét đặc sắc của chiến tranh nhân dânViệt Nam trong thời đại mới và là một sự phát triển cao tư tưởng vũ trang toàn dân của chủ nghĩa Mác - lênin. Sự phát triển sâu sắc làm phong phú thêm lí luận mác xít về chiến tranh nhân dân trong điều kiện cụ thể ở Việt

2.2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội

* Khẳng định sự ra đời của quân đội là một tất yếu, là vấn đề có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam

Sự ra đời của quân đội xuất phát từ chính yêu cầu của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp ở nước ta. Thực tiễn lịch sử cho thấy, kẻ thù dùng bạo lực phản cách mạng để áp bức nô dịch dân tộc ta. Do vậy, muốn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp chúng ta phải tổ chức bạo lực cách mạng để chồng lại bạo lực phản cách mạng. Để thực hiện được mục tiêu đó Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức ra lực lượng vũ trang cách mạng: quân đội nhân dân

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Feb 28, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân độiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ