Câu 7: Phân chuồng:tính chất,thành phần,cách sử dụng?

23.1K 2 2
                                    

Khái niệm về phân chuồng: là hỗn hợp phân và nước giải do gia súc bài tiết ra cùng với chất độn chuồng và thức ăn thừa của gia súc.trong đó hỗn hợp phân và nước giải do gia súc bài tiết ra thường gọi là phân chuồng không độn.

Do phân chuồng dược tạo thành từ nhiều thành phần có đặc điểm khác nhau nên các loại phân chuồng cũng rất khác nhau về thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng có chứa trong phân.

Đây là loại phân hữu cơ phổ biến có đầy đủ tác dụng của phân hữu cơ.

Trong phân chuồng có chứa phần lớn các chất dinh dưỡng của thức ăn gia súc,do tỷ lệ hấp thu các chất dinh dưỡng của gia súc từ thức ăn là thấp mà lại được bài tiết phần lớn là ra ở phân,Trung bình trong phân chuồng có chứa tới 95%K;80%P;50%N;40% chất hữu cơ của thức ăn gia súc.Sử dụng phân chuồng tốt là một biện pháp nâng cao hiệu quả và xử lý nguồn phế thải gây ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi rất hiệu quả.

-Tính chất:là loại phân hữu cơ điển hình,rất phổ biến,có đầy đủ nhất tác dụng của phân hữu cơ.

Về mặt dinh dưỡng,phân chuồng có ưu và nhược điểm của phân hữu cơ.

Phân chuồng là loại phân hữu cơ cần thiết phải bảo quản và chế biến.

Phân chuồng phản ánh khá trung thực thành phần hó học đất ở dịa phương,do đất nghèo hay giầu dinh dưỡng nào dó thì trong phân chuồng cũng sẽ nghèo hay giầu chất dinh dưỡng đó.

Nước giải gia súc,nước phân chuồng có thể coi là loại phân hỗn hợp NK(có 0,2-0,25%N;0,01%P;0,4-0,5%K2O)ở dạng hòa tan mà cây trồng có thể sử dụng được ngay,nhưng cũng rát dễ mất N dưới dạng NH3.

-Cách sử dụng:

+Các phương pháp bảo quả và chế biến phân chuồng:

Chọn địa điểm gom ủ: địa điểm gom ủ phân chuồng, phân xanh phải xa nguồn nước sinh hoạt, không gần khu dân cư, tốt nhất là bên trên có mái che và đảm bảo không bị ngập.

- Chuẩn bị hố ủ: hố ủ nên đào sâu 5-7 tấc, độ rộng tùy theo số lượng phân có và nên lót nylon bên dưới để dễ thu phân sau này và tránh để phân thất thoát.

- Cách gom ủ: tùy theo số lượng (nhiều hay ít), tùy theo loại phân (phân heo, phân trâu, phân bò, phân dê, phân gà, phân vịt, phân cút, ...) mà có cách gom ủ khác nhau. Có thể gom ủ từ từ hằng ngày hoặc cũng có thể gom ủ theo từng đợt, mỗi đợt từ 7-10 ngày nhưng hạn chế làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (nếu số lượng lớn thì nên gom ủ mỗi ngày sẽ ít bị ảnh hưởng hơn). Cứ sau mỗi lớp phân chuồng sẽ là một lớp cây xanh, rơm rạ, tàn dư thực vật, đồng thời cũng cần một số chất để làm men như phân S.A, Super lân, vôi,... có thể trộn vào hố ủ một ít tro trấu hay tro bếp để tạo môi trường ít chua. Cuối cùng sẽ trét một lớp bùn kín bên trên và xung quanh. Có 2 cách ủ:

+ Ủ nóng: hố phân được ủ xốp cho không khí lọt vào để tạo điều kiện cho các vi sinh vật phân hủy hoạt động làm cho hố phân rất nóng (nên gọi là ủ nóng), cần thường xuyên xới đảo và tưới nước vào hố phân. Cách này có thời gian ủ ngắn và diệt trừ được một số nấm bệnh trong phân nhưng dễ bị mất đạm do bị bốc hơi.

+ Ủ nguội: hố phân được nén dẽ chặt không để không khí lọt vào vì vậy sẽ không có điều kiện cho vi sinh vật phân hủy hoạt động, cách này không bị mất đạm nhưng có thời gian ủ lâu hơn và không thể loại trừ được một số nấm bệnh trong phân. Để khắc phục những mặt tồn tại và phát huy những ưu điểm thì nên ủ nóng trước khoảng 5-10 ngày rồi sẽ nén chặt hố phân lại (ủ nguội).

Có thể ủ thành nhiều hố, mỗi hố nhiều lớp phân và cây xanh xen kẻ, nên cắm ở giữa hố phân một cọc tre để thăm chừng khi hố phân quá nóng thì tiến hành xới đảo và tưới nước (khi sờ vào đầu cọc tre thấy nóng hoặc khô).

+Kỹ thuật sử dụng phân chuồng:

Phân chuồng sau khi ủ có thể vận chuyển sớm ra ngoài đồng nhưng không nên đánh thành những đống nhỏ vì sẽ làm chất lượng phân giảm mạnh do có thể làm mất N đến 35-40%.

Nên dùng phân chuồng nửa hoai mục cho trồng trọt vừa có lợi về mặt cung cấp chất dinh dưỡng cho cây vừa có lợi về mặt cải tạo đất.Chỉ dung phân chuồng được ủ hoai mục hoàn toàn khi bón cho ruộng mạ,vườn ươm cây con,và các loại rau ngắn ngày.

Hiệu lực của phân chuồng kéo dài qua nhiều năm,do hẹ số sử dụng các chất dinh dưỡng N,P,K của phân chuồng kéo dài qua nhiều năm.

Về mặt cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng có thể coi bón phân chuồng trước hết nhằm đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng K vì phân có hàm lượng K thường cao hơn cả mà hiệu lực của K trong phân như K trong phân hóa học.

Hiệu lực của phân chuồng phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng của phân đem dung,điều kiện khí hậu thời tiêt và tính chất đất,đặc tính sinh học của cây được bón.

Phân chuồng chỉ nên bón lót,bón xong cần được vùi ngay vào đất,tránh mất N.Bón phân chuồng ở vùng đất có TPCG nhẹ,khí hậu khô thì cần vùi sâu hơn.

Khi buộc phải bón thúc bằng phân chuồng thì phải dung loại phân được ủ hoai mục hay nước phân.

Phân chuồng có hàm lượng dinh dưỡng tháp lại hạn ché về N,phản ánh trung thực tính chất đất ở địa phương.Vì vậy trong thâm canh cây trồng không chỉ dựa vào phân chuồng,mà phải can cứ vào năng suất dự kiến để bổ xung them phân hóa học mới có thể đạt năng suất cây trồng cao.Cũng không thể chỉ dựa vào phân chuồng mà cải tạo tính chất nông hóa đất và đáp ứng yêu cầu dinh dưỡng vi lượng cho cây.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 18, 2008 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Câu 7: Phân chuồng:tính chất,thành phần,cách sử dụng?Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ