11. cnh-hdh trước đổi mới

1K 1 0
                                    

Câu 11

Đánh giá chủ trương Công nghiệp hóa XHCN thời kỳ trước đổi mới của

ĐCSVN ?

a. Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa

Ở miền Bắc từ năm 1960 đến năm 1975

- Đại hội III của Đảng (tháng 9/1960) trên cơ sở phân tích đặc điểm miền Bắc, là

từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không trải qua giai

đoạn phát triển TBCN, đã khẳng định:

+ Tính tất yếu của công nghiệp hóa đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước

ta. Công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên

CNXH. Quan điểm này được khẳng định nhiều lần trong các Đại hội Đảng sau

này.

+ Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa XHCN là xây dựng một nền kinh tế

XHCN cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của

CNXH. Đó là mục tiêu cơ bản, lâu dài, phải thực hiện qua nhiều giai đoạn.

- Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá III (tháng 4/1962)

nêu phương hướng chỉ đạo và phát triển công nghiệp:

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý.

+ Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp.

+ Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát t riển công

nghiệp nặng.

+ Ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công

nghiệp địa phương.

Trên phạm vi cả nước từ năm 1975 đến năm 1985

- Đại hội IV của Đảng (tháng 12/1976), trên cơ sở phân tích toàn diện tình hình

trong nước và quốc tế, đề ra đường lối công nghiệp hóa XHCNlà: “Đẩy mạnh

công nghiệp hóa XHCN, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, đưa nền

kinh tế nước ta từ nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN. Ưu tiên phát triển

công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công

nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp trong cả nước thành

một cơ cấu công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển

kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa ph ương trong một

cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất”.

- Đại hội V của Đảng (tháng 3/1982):

+ Rút ra kết luận: từ một nền sản xuất nhỏ đi lên, điều quan trọng là phải xác

định đúng bước đi của công nghiệp hóa cho phù hợp với mục tiêu và khả năng

của mỗi chặng đường.

+ Nội dung chính của công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt của thời

kỳ quá độ là lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công

nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng

trong giai đoạn này c ần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có

hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

b. Đặc trưng chủ yếu của công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới

- Công nghiệp hóa theo mô hình nền kinh tế khép kín, hướng nội và thiên về

phát triển công nghiệp nặng.

- Công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài nguyên, đất đai và

nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa; chủ lực thực hiện công nghiệp

hóa là Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước; việc phân bổ nguồn lực để công

nghiệp hóa được thực hiện thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu,

bao cấp, không tôn trọng các qui luật của thị trường.

- Nóng vội, giản đơn, duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến

hiệu quả kinh tế - xã hội.

ListNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ